Giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không? Chia sẻ bí quyết tập luyện đúng
Chạy bộ là bộ môn thể thao yêu thích của rất nhiều người bởi mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không?. Dưới đây là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa và gợi ý một số bài tập tốt nhất giúp giảm nhanh các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không?
Giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý khiến gân xanh nổi nhiều ở chân kèm theo triệu chứng đau tức, mỏi chân, tê bì. Vì vậy, giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không là thắc mắc của rất nhiều người.
Theo bác sĩ chuyên khoa, vận động cơ thể là một trong những cách thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn. Các hoạt động nâng chân lên hạ chân xuống sẽ làm đẩy máu từ gót chân lên cẳng chân rồi lên đến đùi và quay trở về tim tốt hơn. Khi chạy bộ, các tĩnh mạch chân phải liên tục hoạt động tạo thành lực ép đến thành tĩnh mạch, giảm ứ đọng máu bên trong thành mạch. Chạy bộ cũng là cách tốt để cải thiện cân nặng, giảm áp lực đến thành mạch. Chạy bộ mỗi ngày cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Mặc dù vậy, người mắc suy giãn tĩnh mạch chân mức độ nặng, có hiện tượng lở loét, chảy dịch không nên chạy bộ. Chạy bộ cường độ cao có thể khiến tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn. Bác sĩ khuyên rằng người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp máu huyết ở chân bớt ứ đọng, không nên chạy bộ cường độ mạnh.
Chạy bộ đúng cách giúp giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch
Hướng dẫn chạy bộ an toàn cho người mắc suy giãn tĩnh mạch
Như vậy bạn đã giải đáp được thắc mắc giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không. Để chạy bộ đạt hiệu quả, người bệnh nên chú ý:
- Có thể kết hợp chạy bộ với đeo tất vớ tĩnh mạch để tạo áp lực cho đôi chân tốt hơn.
- Nên chọn chạy theo đường thẳng, bề mặt phẳng, tránh chọn các cung đường có mặt đá gồ gề.
- Duy trì chạy khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày, vận tốc chạy khoảng 5 km/h. Người bệnh không nên chạy trong thời gian quá lâu, cũng không nên đi quãng đường quá dài gây kiệt sức.
- Có thể khởi đầu việc chạy bộ bằng quãng đường ngắn, thời gian khoảng 5 – 10 phút, sau đó tăng dần cường độ.
- Ngoài việc chạy bộ, người bệnh nên kết hợp ngủ kê cao chân, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, tránh ăn các thực phẩm có hại cho mạch máu như thực phẩm nhiều đường, nhiều mỡ, rượu bia, thuốc lá.
Gợi ý 8 bài tập trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Ngoài việc đi bộ, chạy bộ hàng ngày, người bệnh có thể tham khảo thêm một số bài tập tốt cho đôi chân dưới đây:
1. Bài tập Buerger Allen
Bài tập Buerger Allen
Bài tập này giúp lưu lượng máu được điều hòa xuống phía dưới của cơ thể, từ đó giảm các triệu chứng tê bì, đau nhức chân.
Trong tư thế nằm trên giường, người bệnh giơ 2 chân lên cao cho đến khi chân chuyển sang màu trắng nhợt thì hạ chân xuống, ngồi buông thõng chân để máu dồn xuống bàn chân. Sau đó, tiếp tục nằm xuống, duỗi chân thành đường thẳng, duy trì khoảng 10 – 15 lần tập.
2. Bài tập nhón gót
Nhón gót chân được áp dụng để tăng cường lưu lượng máu. Người bệnh có thể áp dụng tập luyện ở bất cứ nơi đâu.
Trong tư thế đứng thẳng, người bệnh thực hiện nhón gót chân, dồn trọng lượng cơ thể xuống phía ngón chân. Giữ nguyên tư thế nhón gót trong khoảng 30s, thực hiện nhiều lần để có hiệu quả.
3. Bài tập nâng chân ra phía sau
Bài tập này giúp cải thiện sức khỏe vùng hông, đùi, bắp chân.
Trong tư thế nằm sấp bụng áp xuống sàn, người bệnh thực hiện nâng chân lên góc 30 độ, rồi chụm 2 chân lại. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 1 phút để tăng hiệu quả. Không áp dụng bài tập này cho phụ nữ mang thai.
4. Bài tập nâng chân ngang hông
Tập nâng chân ngang hông giúp cải thiện chức năng ở vùng đùi và hông.
Trong tư thế nằm nghiêng bên phải, người bệnh thực hiện chống khuỷu tay phải xuống mặt sàn, tay còn lại đặt xuôi theo thân mình. Tiếp tục nâng chân trái 1 góc 45 độ, giữ tư thế trong khoảng 30s rồi lặp lại với chân còn lại.
5. Bài tập đạp xe trên không
Bài tập đạp xe trên không cải thiện lượng máu ở chân
Bài tập mang lại hiệu quả kích thích lưu thông máu ở chân, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Trong tư thế nằm ngửa, người bệnh thực hiện nâng hai chân lên cao, đầu gối gập góc 60 độ sau đó cử động chân tương tự như đang đạp xe. Người mắc suy giãn tĩnh mạch cũng có thể đạp xe hàng ngày để giảm bệnh.
6. Bài tập Side lunge
Bài tập này giúp người bệnh cử động chân và cải thiện lưu lượng máu ở chân tốt hơn.
Người bệnh thực hiện chống hai tay lên hông, hai chân đứng dang rộng bằng vai. Sau đó, nâng chân xoải rộng ngang, rồi dần khuỵu đầu gối xuống. Lặp lại với chân còn lại.
7. Bài tập nâng chân vuông góc
Người bệnh nằm thẳng lưng trên bề mặt phẳng, hai chân, hai tay đặt xuôi theo thân mình. Sau đó giơ 1 chân lên theo góc thẳng đứng, duy trì khoảng 30s rồi đổi chân còn lại.
8. Bài tập xoay cổ chân
Người bệnh nằm ngửa, đầu gối co lên để nâng chân trái về phía ngực, dùng 2 tay giữ chân co lên. Sau đó, xoay bàn chân theo chiều kim đồng hồ, thực hiện lần lượt với hai chân.
Bài viết đã giúp bạn trả lời thắc mắc “Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?”. Tùy thuộc vào mức độ suy giãn tĩnh mạch mà người bệnh nên thực hiện các bài tập vận động phù hợp để cải thiện lưu thông máu.