Giãn tĩnh mạch có ảnh hưởng gì không? Giải đáp của bác sĩ chuyên khoa mạch máu
Suy giãn tĩnh mạch không chỉ là nguyên nhân gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh tự ti, đau đớn, lao động kém. Nội dung bài viết giúp bạn trả lời câu hỏi giãn tĩnh mạch có ảnh hưởng gì không và tổng hợp lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
Nổi gân xanh tím, ngoằn ngoèo dưới da: Biểu hiện đặc trưng của suy giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch chân có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường, với các đường gân tĩnh mạch nổi to, thậm chí còn xoắn dọc trên chân. Tĩnh mạch thường có màu xanh hoặc tím sẫm. Bệnh hình thành do thói quen của việc đứng, ngồi trong thời gian dài tạo áp lực cho thành mạch, dẫn đến tĩnh mạch giãn.
Ngoài gân xanh tĩnh mạch, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như:
- Chuột rút nhiều ở bắp chân.
- Ngứa, sưng chân, cảm giác nặng nề ở chân.
- Bầm da, tụ huyết, xuất huyết dưới da.
- Đau nặng khi đứng hoặc ngồi lâu.
- Nóng chân, rát chân.
- Phù chân, sưng chân.
- Màu da biến đổi sang màu xanh, đỏ.
Tĩnh mạch nổi dày đặc dưới chân rất mất thẩm mỹ, gây đau nhức
Mặc dù không phải bất cứ trường hợp suy giãn tĩnh mạch nào cũng đều nguy hiểm nhưng bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên điều trị từ giai đoạn sớm mới có thể tránh được các biến chứng nghiêm trọng như:
- Giãn vỡ tĩnh mạch:
Suy giãn tĩnh mạch nông ở sát bề mặt da rất dễ vỡ dẫn đến chảy máu tự phát. Vỡ tĩnh mạch có thể xảy ra ở gần khớp mắt cá chân, khớp gối. Vỡ tĩnh mạch có thể khiến cho máu tràn vào ổ khớp, dẫn đến thoái hóa chức năng khớp.
Giãn vỡ tĩnh mạch không chỉ gây nên các vết bầm tím trên da mà còn làm thất thoát lượng máu đáng kể, dẫn đến thiếu máu mạn tính. Thoát tĩnh mạch gây chèn ép vào các khoang có thể dẫn đến thiếu máu nuôi chi, gây loét chi, hoại tử chi nếu không được chăm sóc đúng cách.
- Giãn tĩnh mạch gây biến chứng về tim:
Giãn tĩnh mạch có thể gây rối loạn nhịp tim do lưu lượng máu trong hệ thống tuần hoàn không đủ để thực hiện co bóp dẫn đến các triệu chứng khác như: Tim đập nhanh, chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, ngất xỉu, mệt mỏi, hụt hơi…. Nghiên cứu chỉ ra rằng, người mắc suy giãn tĩnh mạch mức độ nguy hiểm khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu dẫn đến gia tăng bệnh lý về tim mạch.
- Giãn tĩnh mạch gây huyết khối tĩnh mạch sâu:
Giãn tĩnh mạch gây ứ máu trong thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch sâu. Huyết khối tĩnh mạch khiến quá trình đưa máu về tim trở nên trì trệ, làm chân sưng to hơn. Lượng máu cung cấp đến động mạch cũng bị ngăn chặn dẫn đến thiếu máu tại chỗ, tăng nguy cơ hoại tử chi do không nhận được máu nuôi chi.
Huyết khối tĩnh mạch cũng có nguy cơ vỡ nhỏ ra, di chuyển về tim, gây tắc mạch phổi. Trường hợp nhu mô phổi bị nhồi máu diện rộng có thể khiến người bệnh đối diện với nguy cơ tử vong do sốc, thiếu oxi máu nặng.
- Giãn tĩnh mạch gây loét chân:
Loét chân là biến chứng phổ biến của suy giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch chân có thể khiến tĩnh mạch giãn to, lâu ngày cấu trúc da bị phá vỡ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong mô tế bào, khiến vết loét có thể tiến triển thành hoại tử. Vết loét cấp tính có thể lành lặn trong vòng 1 – 2 tuần nếu được chăm sóc tích cực. Thực tế, vết loét thường tồn tại lâu do máu ứ đọng, kém lưu hồi về tim khiến các vết loét không nhận được máu nuôi dưỡng, dễ bị phù nề, nhiễm trùng, hoại tử lan rộng.
Phải làm gì khi bị suy giãn tĩnh mạch?
Suy giãn tĩnh mạch thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Biểu hiện có thể rất đơn giản chỉ là cảm giác đau nặng chân về chiều tối, sau một ngày lao động. Bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian. Bạn có thể bắt đầu với những việc hỗ trợ tăng cường lưu thông máu để làm chậm diễn biến bệnh. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như:
- Chủ động theo dõi cân nặng định kì, tránh để thừa cân, béo phì.
- Ăn uống nhiều chất xơ, hạn chế thực phẩm nhiều muối, thức ăn chế biến sẵn.
- Không đi giày cao gót hoặc đi giày dép chật.
- Thực hiện nâng cao chân khi ngủ.
- Thường xuyên thay đổi tư thế, hạn chế đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
Suy giãn tĩnh mạch có thể trở nên nặng nề hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám. Bác sĩ chuyên khoa có thể tư vấn điều trị bằng thảo dược Đông y giúp thông mạch, hoạt huyết, tăng cường độ bền cho thành mạch. Đây là phương pháp tối ưu, không gây tác dụng phụ như uống thuốc Tây, cũng ít có khả năng tái phát như thực hiện phẫu thuật hoặc chích xơ tĩnh mạch.
Bài viết tổng hợp các thông tin hữu ích giúp bạn trả lời câu hỏi “Giãn tĩnh mạch có ảnh hưởng gì không?”. Bệnh tiến triển chậm nhưng các dấu hiệu ban đầu rất dễ bị bỏ sót, vì vậy thường phát triển thành mãn tính và gây nhiều biến chứng khác.