Giãn tĩnh mạch có nhảy dây được không? Bí quyết tập luyện đúng cách cho người suy giãn tĩnh mạch
Nhảy dây là bộ môn yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, tập nhảy dây có phù hợp với người mắc suy giãn tĩnh mạch không? Để biết rõ hơn về bí quyết tập luyện đúng cho người mắc suy giãn tĩnh mạch, bạn đừng bỏ qua nội dung bài viết dưới đây.
Người mắc suy giãn tĩnh mạch có nhảy dây được không?
Nhảy dây là một trong những môn thể thao được rất nhiều người áp dụng hàng ngày. Nhảy dây mang lại nhiều lợi ích đến sức khỏe như: Giúp vận động cẳng chân, tăng cường lưu thông máu huyết, hỗ trợ giảm cân nhanh,…. Tuy nhiên, nhảy dây cần rất nhiều sức lực, khiến trọng lượng cơ thể dồn xuống đôi chân nhiều hơn, áp lực tĩnh mạch sẽ gia tăng, làm cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch nặng nề hơn.
Nhảy dây rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phù hợp với người mắc suy giãn tĩnh mạch
Nhảy dây được xem là bộ môn thể thao không phù hợp với người mắc suy giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, những người mắc suy giãn tĩnh mạch cấp độ nặng, có biểu hiện lở loét. Các vết loét sẽ tiến triển nhanh hơn khi hoạt động chân nhiều, quá sức.
Một số lưu ý khi tập thể dục cho người mắc suy giãn tĩnh mạch
Tập thể dục là thói quen tốt cho tất cả mọi người. Tập thể dục đúng cách cũng giúp giảm các triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch. Dưới đây là những lưu ý giúp người bệnh tập thể dục đúng cách, hết đau nhức, tê bì chân:
- Người bệnh không nên áp dụng những bài tập nặng nhọc, mất nhiều sức như: Nhảy erobic, nhảy dây, tập tạ, chơi đá bóng,….
- Không nên duy trì các động tác tăng áp lực đến tĩnh mạch chân như: Ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
- Người bệnh nên đi bộ hàng ngày, hoạt động co chân lên, hạ chân xuống là cách rèn luyện cải thiện rõ rệt triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
- Bộ môn bơi lội, tập Yoga cũng rất tốt để cải thiện tốc độ lưu thông máu.
Gợi ý bài tập hữu ích cho người mắc suy giãn tĩnh mạch chân
1. Bài tập trước khi đi ngủ
Bài tập nâng chân
Trước khi đi ngủ bạn có thể tập luyện nhẹ nhàng để giảm bớt triệu chứng tê nhức, chuột rút làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bạn hãy thử thực hiện bài tập nâng chân lên, hạ chân xuống rất đơn giản. Trong tư thế nằm ngửa, tay để xuôi dọc theo thân người, áp sát vào hông, bạn nâng 1 chân lên cao, gập xuống theo góc 45 độ, rồi tiếp tục thả chân xuống, sau đó đổi với chân còn lại. Mỗi chân thực hiện 20 lần.
2. Bài tập khi ngồi làm việc
Khi ngồi làm việc bạn hoàn toàn có thể tập 1 vài động tác nhỏ để kích thích lưu thông máu từ chân trở về tim như:
- Bạn đặt chân vuông góc với ghế, sao cho mặt phía dưới đùi không bị đè nén vào mặt ghế. Sau đó tiến hành xoay cổ chân nhiều lần, để máu không bị ứ đọng ở bàn chân, cổ chân.
- Khi làm việc, bạn thường xuyên co duỗi 2 chân để máu ở chân lưu thông dễ dàng hơn.
- Khi ngồi lâu khoảng 30 phút, bạn nên đứng dậy, đi lại, di chuyển để giảm ứ máu quanh chân.
Bài tập cho người phải ngồi lâu mỗi ngày
3. Một số bài tập khi đứng lâu
Nếu công việc bắt buộc bạn phải đứng nhiều, bạn nên đi lại thường xuyên hoặc thực hiện động tác dưới đây:
- Tư thế đứng thẳng, chân dang bằng vai, bạn đưa 2 tay ra trước, gập chân rồi đứng dậy. Áp dụng với cả 2 chân.
- Thực hiện đưa 1 chân về phía trước, gập chân tạo thành góc vuông, rồi dùng 2 tay ôm lấy đầu gối, tiếp tục xoay cổ chân. Sau đó thực hiện với chân còn lại.
Như vậy, thắc mắc giãn tĩnh mạch chân có nhảy dây được không của bạn đã được giải đáp. Để giảm bớt các triệu chứng tê bì, khó chịu của giãn tĩnh mạch chân, bạn nên kết hợp ăn uống lành mạnh, bổ sung chất xơ, hoa quả, trái cây hàng ngày.