Giãn tĩnh mạch dưới da biểu hiện như thế nào? Có nghiêm trọng không?
Giãn tĩnh mạch dưới da là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là những chị em làm công việc có đặc thù phải đứng lâu như: Bán hàng, giáo viên, nhân viên văn phòng, nhân viên phục vụ,…. Giãn tĩnh mạch chân không chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh đau đớn, phù nề, tê mỏi chân, thậm chí gây lở loét, viêm tắc tĩnh mạch.
Như thế nào là giãn tĩnh mạch dưới da?
Giãn tĩnh mạch dưới da có tên gọi phổ biến là suy giãn tĩnh mạch chủ yếu gặp ở chi dưới. Tĩnh mạch đảm nhiệm vai trò dẫn truyền máu từ các mô tế bào trở về tim và phổi. Giãn tĩnh mạch dưới da xảy ra khi hoạt động trao đổi máu huyết bị ứ đọng khiến tĩnh mạch giãn nở to về kích thước. Khi máu lưu thông kém cũng dẫn đến các hiện tượng khác như: tê bì, đau mỏi, chuột rút chân.
Những ai có nguy cơ cao mắc giãn tĩnh mạch dưới da?
Giãn tĩnh mạch dưới da là bệnh lý phổ biến, chiếm khoảng 30% người trưởng thành mắc bệnh. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, do tác động của hormone nữ. Chị em cũng có nhiều thói quen có hại cho tĩnh mạch như: Ngồi bắt chéo chân, đi giày cao gót, đặc biệt là khi mang thai làm trọng lượng cơ thể lớn dồn xuống tĩnh mạch chân.
Người có bố hoặc mẹ đã từng mắc suy giãn tĩnh mạch cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Ngoài ra, béo phì, thừa cân, người cao tuổi cũng là những yếu tố khiến van tĩnh mạch bị suy yếu, tĩnh mạch giãn nổi dưới da.
Tĩnh mạch chân là vùng chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể lớn nhất. Cấu tạo của tĩnh mạch chân cũng nằm cách xa tim nên lưu thông máu thường kém hơn các vùng khác trên cơ thể. Đặc biệt, những yếu tố tác động từ thói quen sống ít vận động, thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều trong thời gian dài… càng làm tăng giãn tĩnh mạch dưới da.
Tĩnh mạch nổi to bất thường, ngoằn ngoèo dưới da
Giãn tĩnh mạch dưới da: Không chỉ đơn giản là nổi gân xanh tĩnh mạch
Triệu chứng nổi gân xanh với nhiều dạng kích cỡ khác nhau như: Nổi gân xanh mạng nhện (kích thước thường nhỏ, tĩnh mạch tỏa ra tương tự như mạng nhện), nổi gân xanh to ngoằn ngoèo như con giun nằm dưới da. Vị trí thường nằm dọc từ đùi cho đến hết chân.
Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng điển hình khác như:
- Cảm thấy nặng chân, đau nhức, nhất là sau khi đứng hoặc ngồi lâu.
- Da ngứa và khô, thay đổi cấu trúc và màu sắc da.
- Có biểu hiện lở loét, nhiễm trùng, viêm da.
Rất nhiều người chủ quan cho rằng giãn tĩnh mạch chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà không biết rằng càng để lâu càng làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng khác. Vết loét dù rất nhỏ cũng khó được chữa lành, gây đau nhức nhiều do máu huyết không thể trao đổi dinh dưỡng và oxi, dẫn đến các tế bào không có khả năng hồi phục. Tiến triển của giãn tĩnh mạch dưới da còn tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch, gây tắc nghẽn tĩnh mạch tại chỗ hoặc các đoạn tĩnh mạch gần tim, phổi rất nguy hiểm.
Chàm da, tĩnh mạch nổi thành cuộn, có biểu hiện tiến triển thành huyết khối
Thói quen sinh hoạt nào giúp giảm giãn tĩnh mạch dưới da?
Hiện nay, điều trị giãn tĩnh mạch dưới da có thể áp dụng phương pháp mang vớ y khoa, liệu pháp xơ hóa, phẫu thuật hoặc sử dụng các thảo dược Đông y. Nguyên tắc điều trị là cần kích thích lưu thông máu, hoạt huyết đến các cơ quan, tự khắc giãn tĩnh mạch giảm nhanh về kích cỡ, các triệu chứng tê bì, đau nhức cũng chấm dứt. Liệu pháp xơ hóa, phẫu thuật là biện pháp điều trị khá tốn kém, tỉ lệ tái phát cao nên người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể. Nhiều người lựa chọn điều trị bằng các bài thuốc Y học cổ truyền mang lại hiệu quả tốt, giá thành rẻ, không gây tác dụng phụ.
Kết hợp một số thói quen sinh hoạt, ăn uống dưới đây sẽ giúp người bệnh đẩy lùi giãn tĩnh mạch dưới da:
- Đi bộ hoặc bơi lội hàng ngày.
- Giảm cân, giữ cân nặng ổn định, không để tăng cân mất kiểm soát.
- Nâng cao chân khi nằm để dồn máu xuống tim.
- Không đứng hoặc ngồi lâu 1 chỗ trong thời gian dài.
- Mang tất, vớ y tế hàng ngày.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung rau, củ, quả, uống đủ nước mỗi ngày.
Giãn tĩnh mạch da trường hợp đau tê hàng ngày, chuột rút gây mất ngủ, sưng nóng đỏ chân nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, siêu âm Doppler mạch máu và tư vấn điều trị nhanh nhất. Bạn cần được hỗ trợ thêm xin vui lòng liên hệ hotline: 0982.91.55.53.