Giãn tĩnh mạch khoeo chân biểu hiện như thế nào, có cần điều trị không?
Giãn tĩnh mạch khoeo chân là một trong những vị trí thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bệnh thường tiến triển trong thời gian dài, gây nhiều trở ngại cho sinh hoạt và công việc.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới xảy ra khi chức năng đưa máu trở về tim bị cản trở. Giãn tĩnh mạch có thể gặp ở đùi, khoeo chân, hoặc phía dưới bắp chân. Để tìm hiểu thêm về giãn tĩnh mạch khoeo chân, hãy theo dõi bài viết do Khang Mạch Linh tổng hợp dưới đây.
Cấu tạo tĩnh mạch chi dưới gồm những gì? Như thế nào là giãn tĩnh mạch khoeo chân?
Tĩnh mạch chi dưới gồm có tĩnh mạch nông (gồm có tĩnh mạch hiển bé, tĩnh mạch hiển lớn), tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch sâu. Trong đó, vị trí của tĩnh mạch sâu tập trung ở vùng chậu-đùi, khoeo chân và cẳng chân.
Giãn tĩnh mạch khoeo chân là một trong biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bệnh xảy ra khi máu dưới chân bị ứ đọng, gây biến đổi huyết động và ảnh hưởng đến mô tổ chức xung quanh. Một trong những biến chứng thường gặp nhất là: Chàm da, lở loét, chảy máu, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu....
Cơ chế gây giãn tĩnh mạch chi dưới
Giãn tĩnh mạch khoeo chân là tình trạng tĩnh mạch ở vùng khoeo chân nổi lên to, rõ. Giãn tĩnh mạch khoeo chân thường kèm theo các triệu chứng khác như: Tê bì, chuột rút, đau nhức, mỏi chân,…khiến người bệnh đi lại khó khăn, năng suất lao động giảm rõ rệt.
Ước tính 70% người mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới là nữ giới. Phụ nữ thường có thói quen đi giày cao gót, thay đổi nội tiết tố và cân nặng khi mang thai, hoặc làm các công việc đặc thù phải đứng, ngồi lâu như: Giáo viên, thợ dệt, thợ may, bán hàng, công nhân,… khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao.
Phân loại giãn tĩnh mạch chân theo CEAP
Theo tài liệu CEAP, giãn tĩnh mạch chân gồm có các cấp độ như sau:
- Cấp độ 0: Không nhìn thấy giãn tĩnh mạch.
- Cấp độ 1: Nhìn thấy giãn tĩnh mạch có kích thước dưới 3mm.
- Cấp độ 2: Giãn tĩnh mạch kích thước lớn hơn 3mm.
- Cấp độ 3: Có biểu hiện phù chân, chưa thấy thay đổi sắc tố da.
- Cấp độ 4: Dấu hiệu loạn dưỡng da, chàm da, chuột rút, phù nề.
- Cấp độ 5: Loạn dưỡng da, loét da có thể điều trị.
- Cấp độ 6: Vết loét tiến triển, khó chữa lành.
Khi nhận thấy các triệu chứng đau mỏi chân, phù nề, xuất hiện mạch máu nhỏ li ti, tê chân, chuột rút khi ngủ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Giãn tĩnh mạch khoeo chân, tĩnh mạch nổi chằng chịt như rễ cây
Giãn tĩnh mạch chân cần được điều trị càng sớm càng tốt tránh tiến triển cục máu đông gây tắc đoạn mạch tại chỗ, thậm chí còn có thể gây thuyên tắc mạch phổi, làm đau tức ngực, khó thở, thậm chí đột tử.
Giãn tĩnh mạch khoeo chân có chữa được không?
Giãn tĩnh mạch khoeo chân là bệnh lý nên không thể tự phục hồi. Giãn tĩnh mạch khoeo chân có thể được điều trị bằng các biện pháp sử dụng thuốc Tây y, chích xơ tĩnh mạch, dùng tia laser,… Tùy thuộc vào kích cỡ tĩnh mạch giãn, đồng thời có xuất hiện cục máu đông hay không để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Dùng thuốc Tây y lâu dài không được đánh giá cao bởi có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, chức năng Gan, Thận. Điều trị bằng các thảo dược Đông y giúp thông mạch, hoạt huyết, kích thích lưu thông máu, tăng độ đàn hồi cho thành mạch là phương pháp an toàn, hiệu quả và ít tốn kém chi phí nhất hiện nay.
Ngoài ra, để điều trị giãn tĩnh mạch khoeo chân triệt để, người bệnh cũng cần chú ý tránh đứng lâu hoặc ngồi nhiều, uống đủ nước, mang vớ y khoa hỗ trợ, giảm cân (nếu thừa cân), ăn nhiều rau xanh, hoa quả, không hút thuốc lá, uống rượu bia,…. Đây là những thói quen rất tốt cho mạch máu, giúp máu huyết điều hòa đến các cơ quan.