Giãn tĩnh mạch nổi gân xanh có nguy hiểm không? Cảnh báo bệnh lý gì?
Giãn tĩnh mạch nổi gân xanh có nguy hiểm không? Gân xanh nằm ở ngay dưới da là tĩnh mạch. Gân xanh có thể nổi lên ở rất nhiều vùng trên cơ thể, thường gặp nhất là ở chân. Tiết lộ điều gì về sức khỏe? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Giãn tĩnh mạch nổi gân xanh có phải hiện tượng tự nhiên?
Tĩnh mạch đóng vai trò quan trọng trong tuần hoàn máu đến các cơ quan của cơ thể. Các tĩnh mạch đảm nhiệm dẫn truyền máu huyết trở về tim, sau đó dẫn truyền đến các cơ quan lọc máu khác như Thận, Gan.
Nổi gân xanh thường xuất hiện ở chi dưới. Một số trường hợp là biểu hiện tự nhiên, không nguy hại đến sức khỏe như:
- Do màu da: Những người gầy, có da trắng sẽ dễ nhìn thấy gân xanh dưới da hơn so với người có màu da tối. Ở người già, khi các mô chất béo dưới da mỏng hơn cũng khiến cho gân xanh nổi rõ ở tay, chân nhiều hơn.
- Do cơ thể gầy: Người quá gầy có lớp mỡ dưới da mỏng, khiến không thể che phủ hết các đường gân xanh dưới da.
- Do vận động cơ thể mạnh: Khi cơ thể vận động cũng có thể thấy lớp gân xanh nổi lên, hiện tượng này thường gặp ở các vận động viên. Tuy nhiên, khi không luyện tập, lớp gân xanh sẽ mờ và không gây đau thì không nguy hiểm đến sức khỏe.
Khi bạn nhận thấy biểu hiện nổi gân xanh ở chi dưới có thể do các nguyên nhân trên. Tuy nhiên, nếu thấy giãn tĩnh mạch nổi gân xanh rõ rệt, sờ vào thấy cứng, đau hoặc tê bì, dị cảm chân nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác.
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý phổ biến
Giãn tĩnh mạch nổi gân xanh nguy hiểm khi nào?
Giãn tĩnh mạch nổi gân xanh có thể xuất hiện ở rất nhiều bộ phận trên cơ thể, là dấu hiệu cho thấy tĩnh mạch đang bị thương tổn. Gân xanh nổi càng to, rõ, sờ vào thấy cứng và đau càng cho thấy bệnh nặng hơn.
Dưới đây là một số vị trí nổi gân xanh cảnh báo các bệnh lí liên quan:
- Giãn tĩnh mạch nổi gân xanh trên đầu: Tĩnh mạch trên đầu nổi to kèm theo các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu có thể dẫn đến đột quỵ. Các tĩnh mạch ở thái dương nổi to, phình lên có thể do tăng huyết áp. Nếu tĩnh mạch biến đổi sang màu tím đen cần phải đi thăm khám ngay để ngăn chặn đột tử.
- Giãn tĩnh mạch nổi gân xanh ở cổ: Khi gân xanh nổi lên nhiều ở cổ có thể cảnh báo phổi hoặc tim của bạn gặp vấn đề. Bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên đi thăm khám để tránh viêm màng tim, tràn dịch màng phổi đều là những biểu hiện nguy hiểm cần được điều trị ngay để tránh biến chứng.
- Giãn tĩnh mạch nổi gân xanh ở bụng: Báo hiệu có vấn đề ở gan, hoặc khối u ở bụng.
- Giãn tĩnh mạch nổi gân xanh ở tay: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch tay, thường kèm theo triệu trứng tê bì, nhức mỏi tay.
- Giãn tĩnh mạch nổi gân xanh ở chân: Đây là dấu hiệu điển hình của suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bệnh nếu được điều trị kịp thời thường không nguy hiểm nhưng nếu để nặng sẽ dẫn đến viêm loét, hình thành cục máu đông trong lòng mạch, làm viêm tắc tĩnh mạch, hoại tử, nhiễm trùng, thậm chí còn gây tắc động mạch phổi dẫn đến đột tử.
- Giãn tĩnh mạch nổi gân xanh ở bìu dái của nam giới: Đây là biểu hiện của bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh. Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh thấy đau, nặng bìu, sưng bìu. Khi bệnh nặng có thể khiến teo tinh hoàn, làm cơ quan sinh dục biến dạng, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, gây khó thụ thai.
Hình ảnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch nổi gân xanh chủ yếu xuất hiện ở chân nhiều nhất. Nguyên nhân là do tĩnh mạch chân nằm cách xa tim, cấu tạo phức tạp. Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý đang ngày càng phổ biến. Người bệnh nên đi thăm khám sớm để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm khác.
Làm thế nào để phòng ngừa giãn tĩnh mạch nổi gân xanh trên cơ thể?
Để ngăn chặn giãn tĩnh mạch nổi gân xanh trên cơ thể, nhất là ở chân, bạn cần chú ý:
- Nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Một số bộ môn có lợi cho mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu như: đạp xe, bơi lội, khiêu vũ…. Bạn nên tập luyện vừa sức, mỗi ngày khoảng 30 phút rất tốt cho tim mạch, tăng cường hoạt huyết đến các cơ quan, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia rất có hại cho mạch máu.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, nhiều chất xơ, giảm các thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nhiều đường, muối đều khiến lưu thông máu kém.
Như vậy, giãn tĩnh mạch nổi gân xanh là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý. Khi nhận thấy các dấu hiệu nổi tĩnh mạch ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể tốt nhất bạn nên đi thăm khám để được điều trị sớm, tránh để lâu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.