Giãn tĩnh mạch ở tuổi dậy thì có cần phải điều trị không?
Giãn tĩnh mạch ở tuổi dậy thì khiến nhiều trẻ thiếu tự tin do tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo ở tay, chân. Triệu chứng bệnh thường rất mơ hồ nên nhiều trẻ không biết rằng mình đang mắc suy giãn tĩnh mạch. Bài viết dưới đây tổng hợp các thông tin giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để biết cách phòng tránh giãn tĩnh mạch.
Tỉ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng trẻ hóa
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý khiến chức năng đưa máu trở về tim của van tĩnh mạch giảm rõ rệt, dẫn đến ứ máu lâu ngày làm thay đổi huyết động và gây biến dạng các mô tổ chức xung quanh.
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý phổ biến. Ước tính khoảng 30 - 40% người trong độ tuổi trưởng thành và khoảng 65% dân số mắc bệnh. Ngày nay, bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tỉ lệ giãn tĩnh mạch ở tuổi dậy thì tăng cao do nhiều yếu tố nguy cơ như:
- Tăng cân nhanh: Nhiều trẻ ở tuổi dậy thì tăng cân rất nhanh làm giãn da. Trọng lượng cơ thể tăng làm áp lực ở tĩnh mạch cũng tăng theo, dẫn đến nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
- Thay đổi nội tiết tố: Điều này dễ gặp ở trẻ nữ, khi hormone nội tiết trong cơ thể thay đổi sẽ dẫn đến ảnh hưởng mạch máu, làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.
Cơ chế gây suy giãn tĩnh mạch chân
Ngoài suy giãn tĩnh mạch ở chân, tay, nhiều trẻ nam ở độ tuổi dậy thì còn đối diện với nguy cơ bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nguyên nhân là do lưu lượng máu đổ về tĩnh mạch tinh bị ứ đọng nhiều, khiến tĩnh mạch xung quanh tinh hoàn bị giãn to. Tình trạng này cần phải điều trị sớm, tránh để lâu làm tăng nguy cơ biến chứng teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, thậm chí còn làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng.
Triệu chứng giãn tĩnh mạch ở tuổi dậy thì
Giãn tĩnh mạch chân, tay ở tuổi dậy thì thường có các biểu hiện như sau:
- Cảm giác đau, nặng, mỏi chi.
- Nóng, ngứa, chuột rút chi.
- Tê bì chân, tay.
- Các tĩnh mạch nổi dưới da có thể dạng lưới hoặc ngoằn ngoèo to như chiếc đũa.
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân có thể chuyển sang biến chứng: chân sưng, nóng đỏ, lở loét, thậm chí có thể làm hình thành cục máu đông dẫn đến thuyên tắc động mạch phổi, làm tăng nguy cơ đột tử.
Riêng trẻ nam bị giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ có các biểu hiện:
- Sờ hoặc nhìn thấy tĩnh mạch nổi xung quanh tinh hoàn.
- Cảm giác căng tức ở bìu.
- Đau tức vùng tinh hoàn.
Giãn tĩnh mạch ở tuổi dậy thì nên được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Càng để lâu giãn tĩnh mạch càng to, dẫn đến nguy cơ teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Hình ảnh mô tả giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Giãn tĩnh mạch ở tuổi dậy thì nên điều trị như thế nào?
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp như: dùng thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, tiêm chích xơ tĩnh mạch, phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch bị giãn….
Điều trị giãn tĩnh mạch ở tuổi dậy thì là phương pháp đang được khuyến khích bởi hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ. Giãn tĩnh mạch nguyên nhân hình thành do ứ huyết nên khi điều trị cần chú trọng hoạt huyết, thông mạch làm tiêu chí hàng đầu. Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc kết hợp các dược liệu thông huyết mạch, tăng sức bền thành mạch, làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Điều trị bằng các dược liệu tự nhiên cần kiên trì áp dụng hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi dậy thì cũng cần chú ý:
- Giữ cân nặng chuẩn, không béo phì, thừa cân.
- Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao hàng ngày.
- Không đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế chất béo, đường ngọt, đồ ăn cay nóng.
- Uống đủ nước.
Giãn tĩnh mạch ở tuổi dậy thì đang có xu hướng tăng cao nhưng thường bị bỏ qua. Trẻ nên tăng cường vận động thể chất kết hợp ăn uống điều độ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.