Giãn tĩnh mạch trong thai kì gây tê mỏi, đau nhức chân phải làm sao?
Ước tính 60% chị em bị giãn tĩnh mạch trong thai kỳ. Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai có chữa được không?. Chị em hãy cùng theo dõi trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Như thế nào là giãn tĩnh mạch trong thai kì?
Giãn tĩnh mạch thai kỳ là hiện tượng mạch máu sưng to, ngoằn ngoèo. Người bệnh nhìn thấy rõ các đường gân màu tím, xanh, chủ yếu ở vùng bắp chân. Khi mang thai, chị em có thể gặp phải tình trạng này bởi nhiều lý do. Nhất là với những chị em trước đó đã từng mắc suy giãn tĩnh mạch thì tình trạng bệnh càng nặng nề hơn. Chị em còn cảm thấy nặng chân, phù chân, chuột rút ở chân rất khó chịu.
Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch thường gia tăng vào cuối ngày, nhất là khi cả ngày bạn đã đứng hoặc ngồi lâu.
Nhiều chị em gặp phải tình trạng nổi gân xanh tím trên da
Nguyên nhân nào gây giãn tĩnh mạch trong thai kỳ?
Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ hình thành do các yếu tố tác động như:
- Do tử cung to lên chèn ép đến tĩnh mạch: Thai nhi càng to thì tử cung càng phải lớn dần lên khiến tĩnh mạch chủ bị chèn ép làm lưu lượng máu giảm khiến tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.
- Gia tăng lưu lượng máu khi mang thai: Thai nhi càng lớn thì lượng máu trong cơ thể bạn càng phải tăng lên, dẫn đến gánh nặng lớn cho tĩnh mạch chân.
- Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai có hàm lượng progesterone tăng khiến nguy cơ tĩnh mạch giãn mạng nhện, sưng tĩnh mạch cũng gia tăng.
- Tiền sử gia đình: Suy giãn tĩnh mạch có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người mắc suy giãn tĩnh mạch thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Do thừa cân, mang đa thai, song thai: Làm áp lực tĩnh mạch tăng.
- Do làm công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều khiến nguy cơ giãn tĩnh mạch tăng.
Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ có nguy hiểm đến em bé không?
Suy giãn tĩnh mạch có thể khiến mẹ bầu bị ngứa, đau, mất thẩm mỹ nhưng không gây hại đến thai nhi. Đa phần bác sĩ khuyên bà bầu không nên điều trị suy giãn tĩnh mạch khi đang mang thai. Việc điều trị nên để sau khi sinh. Rất ít trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai tiến triển thành cục máu đông nên tạm thời bạn không cần quá lo lắng. Sau khi sinh con các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch có thể được cải thiện.
Riêng các trường hợp có biểu hiện sốt, phù nề chân, lở loét, màu sắc da chân biến đổi, đau nhức không chịu được… cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.
Tập Yoga giúp cải thiện lưu thông máu ở bà bầu
Làm thế nào để giảm bớt triệu chứng khó chịu của giãn tĩnh mạch trong thai kì?
Để giảm bớt sưng đau, chuột rút, đau mỏi chân, chị em cần chú ý:
- Kiểm soát cân nặng khi mang thai, tránh tăng cân quá nhanh hoặc quá nhiều trong thai kỳ. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh chỉ nên tăng khoảng 8 – 12kg khi mang thai.
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu khi mang thai.
- Nên đi lại nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông tốt hơn.
- Kê cao chân khi ngồi.
- Tránh những tư thế có hại cho mạch máu như: ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân….
- Nên nằm nghiêng sang trái vừa tốt cho thai nhi vừa tốt cho tuần hoàn máu.
- Có thể tham khảo các bài tập như nhón gót chân, đi bộ tại chỗ, yoga cho bà bầu để hỗ trợ lưu thông máu.
- Không mang vác các vật nặng hoặc mặc quần áo bó sát.
Giãn tĩnh mạch trong thai kì là bệnh lý phổ biến khi mang thai. Bạn đang cảm thấy khó chịu bởi tình trạng tĩnh mạch nổi to, đau nhức hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.