Hở van tĩnh mạch chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Hở van tĩnh mạch chân là bệnh suy van tĩnh mạch sâu, còn có tên gọi khác là suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Hở van tĩnh mạch có nguy hiểm không? Phòng tránh như thế nào? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!.
Hở van tĩnh mạch chân là bệnh gì?
Cấu tạo tĩnh mạch gồm có 3 loại: tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da, tĩnh mạch sâu nằm trong nhóm cơ, và tĩnh mạch xuyên đảm nhiệm kết nối 2 loại tĩnh mạch này. Van tĩnh mạch là một bộ phận thuộc tĩnh mạch sâu, có vai trò đóng mở tự động để dẫn truyền máu huyết từ chân quay trở về tim. Khi van tĩnh mạch hoạt động không hiệu quả hoặc bị hở van tĩnh mạch sẽ khiến máu huyết ứ đọng lại, dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu.
Cơ chế hoạt động của máu huyết từ chân quay trở về tim di chuyển qua tĩnh mạch sâu như sau:
- Chân sẽ có lực đẩy từ động mạch, kết hợp với lực hút do tim co bóp.
- Áp lực âm trong lòng tĩnh mạch sẽ hút máu quay về tim.
- Khi các khối cơ cẳng chân hoạt động sẽ ép tĩnh mạch sâu, đẩy máu quay về tim.
- Khi máu di chuyển qua van tĩnh mạch, hệ thống van sẽ đóng lại không cho máu dồn xuống chân.
Van tĩnh mạch có thể bị suy, dẫn đến máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch, dẫn đến áp lực ở cẳng chân tăng lên, làm suy van tĩnh mạch.
Hoạt động của van tĩnh mạch chân
2. Biểu hiện của suy van tĩnh mạch chân
Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng người bệnh càng nhận biết sớm hiệu quả chữa trị càng cao, thời gian điều trị ngắn. Do vậy, bạn hãy chú ý đến các dấu hiệu như:
- Cảm giác đau bắp chân, nặng chân, mỏi chân.
- Đau chân, tê bì, chuột rút chân.
- Tình trạng chuột rút thường xảy ra nhiều về đêm.
- Các triệu chứng có thể nặng hơn về chiều tối hoặc sau khi làm công việc phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ.
- Ban đầu các triệu chứng đau mỏi thường hết sau khi nghỉ ngơi, xoa bóp hoặc kê cao chân.
Suy giãn tĩnh mạch sâu là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch sâu, thậm chí huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc động mạch phổi, dẫn đến đột tử.
Cụ thể, khi bệnh tiến triển sẽ có các triệu chứng thường gặp như:
- Phù chân, phù nề ở mắt cá chân, bàn chân.
- Thay đổi màu sắc da chân, loạn dưỡng chân.
- Tĩnh mạch bị phồng lên, nổi to, dẫn đến đau nặng, kèm theo triệu chứng phù mạch.
- Cơn đau nhiều, dai dẳng, không hết khi nghỉ ngơi, thậm chí xuất hiện các mảng bầm tím trên da.
Khi suy van tĩnh mạch sâu biến chứng thành viêm tĩnh mạch sẽ có các biểu hiện:
- Chảy máu do vỡ tĩnh mạch.
- Lở loét, nhiễm khuẩn.
- Khi bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ có biểu hiện khó thở do cục máu đông di chuyển đến động mạch phổi, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu
Một số phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu hiện nay
- Biện pháp điều trị nội khoa:
Tây y sử dụng các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc làm tan cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, thuốc tăng trương lực tĩnh mạch.
- Mang vớ áp lực:
Người bệnh nên sử dụng loại vớ áp lực phù hợp với tình trạng bệnh lý, làm giảm ứ trệ mạch máu, giảm phù nề trong thành mạch.
- Phương pháp chích xơ:
Chích xơ tĩnh mạch áp dụng cho các trường hợp mắc giãn tĩnh mạch mạng nhện, sử dụng dung dịch bơm vào lòng tĩnh mạch, làm xơ hóa thành mạch.
Phương pháp chích xơ tĩnh mạch chân
- Phương pháp phẫu thuật:
Bác sĩ thực hiện loại bỏ các búi tĩnh mạch bị bệnh, bảo tồn các tĩnh mạch khỏe mạnh, cắt – nối tĩnh mạch…. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và ứng dụng máy siêu âm, thiết bị kĩ thuật hiện đại.
- Phương pháp điều trị can thiệp nội mạch bằng sóng cao tầng hoặc laser:
Kĩ thuật này khá mới mẻ, dùng nhiệt làm xơ hóa thành mạch, giúp máu huyết di chuyển sang tĩnh mạch khỏe mạnh khác.
- Dùng thuốc Đông y:
Y học cổ truyền lưu giữ nhiều bài thuốc giúp tăng cường lưu thông máu, hoạt huyết, tăng sức bền thành mạch, để máu huyết lưu thông đến các cơ quan. Phương pháp này được đánh giá là biện pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí và không gây tác dụng phụ.
Làm thế nào để phòng tránh hở van tĩnh mạch chân?
Muốn phòng tránh hở van tĩnh mạch chân cần chú ý thay đổi một số thói quen có hại cho mạch máu như:
- Không đứng hoặc ngồi lâu. Khi làm việc nên có thời gian nghỉ ngơi, vận động giải lao để máu huyết lưu thông đến các cơ quan.
- Uống nhiều nước.
- Kiểm soát cân nặng phù hợp.
- Tập thể dục hàng ngày: các bộ môn đi bộ, bơi lội, đạp xe… rất phù hợp để thúc đẩy lưu thông máu.
- Nên ngồi gác chân lên cao hoặc đi ngủ kê cao chân để máu huyết lưu thông tốt hơn.
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý hở van tĩnh mạch. Mong rằng bạn đã có thêm các kinh nghiệm thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để mạch máu luôn khỏe mạnh.