Lý do bị giãn tĩnh mạch là gì? Vì sao phải phát hiện và điều trị sớm?
Giãn tĩnh mạch chân có tỉ lệ mắc ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn, mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Cụ thể, lí do bị giãn tĩnh mạch là gì? Cùng tìm hiểu thêm qua nội dung bài viết dưới đây.
Lý do bị bệnh giãn tĩnh mạch chân: Cẩn thận từ lối sống, sinh hoạt
Giãn tĩnh mạch chân được xem là hậu quả khi tĩnh mạch không đảm nhiệm được vai trò dẫn truyền máu từ chi trở về tim. Máu ứ đọng ở tĩnh mạch chân lâu ngày sẽ dẫn đến tĩnh mạch giãn to ra.
Nguyên nhân dẫn đến suy van tĩnh mạch chân hiện chưa được xác định. Bác sĩ chuyên khoa cho rằng có nhiều yếu tố dẫn đến hoạt động của tĩnh mạch kém đi như:
- Người ít vận động, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Những người có yếu tố công việc bắt buộc phải đứng hoặc ngồi lâu như: lái xe, thợ may, công nhân, thợ dệt, nhân viên văn phòng… khiến máu lưu thông kém hơn.
- Do tuổi tác, người càng cao tuổi thì tốc độ lão hóa càng nhanh. Mạch máu ở người cao tuổi cũng có nguy cơ lão hóa, độ đàn hồi kém đi, tốc độ lưu thông máu giảm.
- Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do ở phụ nữ, các yếu tố hormone có ảnh hưởng không nhỏ. Thay đổi hormone ở chu kì kinh nguyệt, mang thai, sinh con, tiền mãn kinh… đều khiến lưu thông máu kém hơn. Đặc biệt, phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, hoặc điều trị bằng liệu pháp hormone đều có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Tiền sử di truyền: Người có bố hoặc mẹ đã từng mắc suy giãn tĩnh mạch sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-3 lần người bình thường.
- Do mắc bệnh rối loạn đông máu bẩm sinh.
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân là do máu ứ đọng trong thành mạch
Giãn tĩnh mạch chân không chỉ khiến người bệnh đau nhức, mệt mỏi mà còn làm gia tăng các nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch, dẫn đến viêm loét, hoại tử…. Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng phát hiện bệnh sớm để được điều trị và thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp là cách tốt nhất để loại bỏ giãn tĩnh mạch chân.
Nhận biết giãn tĩnh mạch chân: Đừng coi thường những dấu hiệu đơn giản
Mắc giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể than phiền về các triệu chứng gặp phải, nhưng nghỉ ngơi 1-2 ngày là hết nên tâm lý chung thường chủ quan. Các triệu chứng chung bao gồm: cảm thấy phù chân, căng tức, chuột rút, tê bì hai chi dưới. Đôi khi còn cảm thấy đi dép chật chội hơn bình thường.
Giai đoạn bệnh tiến triển có thể nhìn thấy rõ búi tĩnh mạch nổi bên dưới da. Các triệu chứng phù nề, căng tức, tê bì, chuột rút, đau chân… nặng nề hơn. Nhiều người còn bị rối loạn dinh dưỡng ở da, dẫn đến loét chân. Những vết loét này thường rất khó chữa lành bởi hoạt động trao đổi dinh dưỡng kém.
Giãn tĩnh mạch chân gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
Giai đoạn nặng hơn, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng như: Viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch. Khi cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch có thể gây nghẽn mạch tại chỗ, hoặc vỡ ra, di chuyển đến các tĩnh mạch, động mạch khác gây tắc nghẽn. Nguy hiểm nhất là nghẽn mạch phổi, có thể dẫn đến ho, khó thở, thậm chí đau tức ngực, đột tử.
Biện pháp chẩn đoán giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân nếu không được chẩn đoán có thể dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh lý khác như bệnh xương khớp, bệnh tuổi già…. Khi đến bệnh viện chuyên khoa, bác sĩ không chỉ chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng như: Cảm thấy căng tức, tê bì chi dưới, đau bắp chân, phù nề, chuột rút, nổi tĩnh mạch chân…. Để xác định chính xác mức độ suy giãn tĩnh mạch cần thực hiện kĩ thuật siêu âm mạch máu, chẩn đoán qua kết quả hình ảnh thu nhận được.
Phương pháp “vàng” điều trị giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chi dưới có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Khi có biến chứng, điều trị thường rất phức tạp và đòi hỏi lâu dài. Giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu có thể điều trị bằng cách đeo vớ tĩnh mạch, giúp tạo áp lực đẩy máu từ chân về tim nhanh chóng. Đồng thời, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc, tăng cường vận động, hạn chế tối đa đứng hoặc ngồi lâu. Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng cường vitamin C, bổ sung rau xanh, hoa quả để giúp tăng cường sức bền thành mạch, ngăn chặn biến chứng lở loét, viêm tắc tĩnh mạch.
Ở giai đoạn nặng hơn, hoặc có biến chứng, người bệnh cần kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Các phương pháp chích xơ tĩnh mạch, sử dụng laser hoặc sóng cao tần, phẫu thuật… đều cần được cân nhắc kĩ do có thể để lại biến chứng và dễ tái phát.
Hiện nay, xu hướng điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng thảo dược Đông y được rất nhiều bệnh nhân áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc giúp thông mạch, hoạt huyết, tăng độ đàn hồi cho thành mạch, không gây tác dụng phụ khi uống lâu dài.
Bài viết tổng hợp lí do mắc suy giãn tĩnh mạch và các phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn tham khảo. Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh của thời đại bất kì ai cũng có thể gặp phải nên bạn đừng bỏ qua những triệu chứng nổi gân xanh, tê bì chân mà hãy tới bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn nhé.