Mặt bị giãn tĩnh mạch gây mất thẩm mỹ phải làm sao?
Hai bên má của bạn bỗng nhiên xuất hiện các mạch máu nổi li ti?. Đây là biểu hiện mặt bị giãn tĩnh mạch. Tình trạng này không gây đau đớn nhưng khiến bạn rất khó chịu. Dưới đây là những bí quyết đơn giản giúp bạn cải thiện sớm tình trạng giãn tĩnh mạch tại nhà.
Như thế nào là mặt bị giãn tĩnh mạch?
Mặt bị giãn tĩnh mạch là tên gọi khác của bệnh giãn mao mạch dưới da. Cấu tạo bên dưới da mặt là các lớp mao mạch. Khi tuần hoàn máu hoạt động không hiệu quả sẽ khiến các mạch máu bị giãn ra, nổi gân máu màu xanh tím dưới lớp da. Các mao mạch ở mặt thường có kích thước rất nhỏ, khi nổi lên thường có dạng tương tự như mạng nhện. Vị trí thường gặp là vùng má, thái dương, xương quai hàm.
Hình ảnh da mặt bị giãn tĩnh mạch
Mặt bị giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Mặt bị giãn tĩnh mạch thường không gây nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Trường hợp nặng còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như: đau, sưng, ngứa vùng da bị giãn tĩnh mạch. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin, mặc cảm.
Gợi ý một số cách điều trị mặt bị giãn tĩnh mạch từ thiên nhiên
Đối với vùng da mặt, người bệnh có thể tham khảo một số cách đơn giản như sau:
1. Dùng giấm táo
Giấm táo
Giấm táo được biết đến là nguyên liệu để nấu ăn. Ít ai biết rằng giấm táo có thành phần hỗ trợ lưu thông máu huyết, ngăn chặn oxi hóa. Bạn chỉ cần dùng một lượng giấm táo vừa đủ để thoa lên vùng da bị giãn tĩnh mạch, sau đó massage nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể pha loãng rồi uống mỗi ngày 1 cốc giấm táo vừa giúp làm đẹp da vừa giảm mẩn đỏ.
2. Dùng vitamin C
Các loại quả giàu vitamin C
Mặt bị giãn tĩnh mạch nên bổ sung vitamin C hàng ngày. Tăng cường vitamin C sẽ giúp da mặt được phục hồi. Vitamin C hỗ trợ sản sinh collagen, elastic trong da, đồng thời tăng cường cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau xanh, hoa quả
Bạn có thể bổ sung Vitamin C từ chế độ ăn uống hoặc các loại thuốc bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Sử dụng dược liệu Đông y ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch
Y học cổ truyền nghiên cứu và ứng dụng các dược liệu Đông y giúp tăng cường lưu thông máu, hoạt huyết như: Đương quy, Đan sâm, Thục địa, Hoa hòe, Xuyên khung. Khi kết hợp các dược liệu tăng độ bền thành mạch sẽ giúp mang lại hiệu quả kích thích lưu thông máu, giảm nhanh suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, các dược liệu Đông y còn có công dụng “kép” giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.
Sử dụng các dược liệu Đông y lành tính không gây tác dụng phụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, thời gian điều trị cần lâu dài, kết hợp với một số thói quen tốt cho thành mạch để tăng hiệu quả.
Mặt bị giãn tĩnh mạch: Nên duy trì thói quen tốt cho da
Khi bị giãn tĩnh mạch ở mặt, người bệnh không nên sử dụng bất cứ loại kem bôi nào tùy ý. Các sản phẩm kem bôi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tránh gây kích ứng, viêm da nặng nề thêm.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý:
- Nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Thường xuyên bôi kem chống nắng và che chắn trước khi ra đường là cách tốt nhất để hạn chế tác hại của tia UV.
- Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh nên tăng cường các thực phẩm hỗ trợ sản sinh collagen như: quả bơ, cá ngừ, thịt gà, trứng, bơ…. Các thực phẩm giàu vitamin C như ổi, rau xanh, dâu tây, cam, bưởi… cũng nên tăng cường hàng ngày. Một số thực phẩm nên tránh do có hại cho mạch máu như: rượu bia, chất kích thích, caffein….
Mặt bị giãn tĩnh mạch gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể điều trị được. Trên đây là các biện pháp điều trị giãn tĩnh mạch ở mặt tại nhà. Người bệnh nên kiên trì kết hợp tham khảo tư vấn của bác sĩ để kích thích lưu thông máu vùng mặt, giảm nhanh triệu chứng của bệnh.