Người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì để bệnh không nặng hơn
Chế độ ăn uống đúng cách góp phần làm giảm các triệu chứng đau mỏi, tê nhức, phù nề của suy giãn tĩnh mạch chân. Dưới đây là giải đáp thắc mắc người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch tốt hơn.
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với người mắc suy giãn tĩnh mạch
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với bất kì ai. Ăn uống lành mạnh, đúng cách không chỉ khiến cơ thể khỏe khoắn, máu huyết lưu thông, làm giảm triệu chứng đau nhức, phù nề của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Ngược lại, ăn uống sai cách, sử dụng nhiều thực phẩm có hại cho mạch máu sẽ khiến bệnh nặng nề hơn do máu huyết lưu thông kém hơn. Duy trì chế độ ăn uống không lành mạnh, không tốt cho thành mạch còn khiến gia tăng biến chứng của suy giãn tĩnh mạch như: hình thành cục máu đông, gây phù nề, lở loét, thậm chí huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì?
1. Bổ sung chất xơ
Người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Thiếu chất xơ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ – căn bệnh suy giãn tĩnh mạch rất phổ biến. Ngoài ra, táo bón cũng có thể tăng áp lực đến suy giãn tĩnh mạch chân, làm đầy hơi ở vùng bụng, dẫn đến lưu thông máu huyết ở chi dưới bị ảnh hưởng.
Chất xơ là nguồn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, cải thiện triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân. Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như: hạt lanh, hạt chia, đậu cô ve, đậu nành, đậu Hà Lan, cà rốt, yến mạch, súp lơ, bơ, lê, đu đủ, chuối….
Chất xơ có rất nhiều trong các loại rau, củ, quả
2. Thực phẩm giàu vitamin C và E
Nhóm thực phẩm giàu vitamin E, C đều là hoạt chất chống oxi hóa, làm giảm các gốc tự do, ngăn chặn lão hóa thành mạch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Vitamin C cũng giúp tăng cường sản sinh collagen và elastin làm tăng tính đàn hồi của thành mạch. Đặc biệt, vitamin E còn giúp ngăn chặn cục máu đông. Vitamin E được ví như chất làm loãng máu tự nhiên, giúp hỗ trợ tuần hoàn máu.
Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt, ớt chuông, rau cải, dâu tây, đu đủ… và các thực phẩm giàu vitamin E như: hạnh nhân, củ cải, bơ, dầu thực vật, hạt dẻ, rau bina….
Thực phẩm giàu vitamin C
3. Thực phẩm giàu Flavonoid
Hoạt chất flavonoid là yếu tố hàng đầu giúp hấp thụ vitamin C, tái tạo mô tế bào, phục hồi viêm nhiễm. Flavonoid cũng giúp sản xuất protein, collagen để tái tạo tế bào mới, giảm bớt các triệu chứng đau, sưng của suy giãn tĩnh mạch.
Flavonoid có nhiều trong các loại thực phẩm như việt quất, trà xanh, socola, ớt, các loại hạt.
4. Thực phẩm có chứa Rutin
Rutin là hợp chất Glycosid nằm trong nhóm flavonoid aglycon rất tốt cho thành mạch, làm tăng độ đàn hồi của mạch máu. Thiếu Rutin khiến thành mạch dễ bị đứt rất có hại cho thành mạch. Do vậy, người mắc suy giãn tĩnh mạch chân nên tích cực ăn các loại sung, măng tây, kiều mạch, hoa tam giác mạch, hoa hòe, lúa mạch….
Một số thực phẩm giàu Flavonoid và Rutin
5. Thực phẩm giàu Magie
Magie là hoạt chất giúp tổng hợp máu, giúp giảm huyết áp và giúp giảm tê mỏi chân tay, giúp giảm bớt các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Người bệnh nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu Magie như: chuối, bơ, rau cải, các loại rau lá xanh, khoai lang, các loại hạt….
Người bị suy giãn tĩnh mạch chân không nên ăn gì?
Ngoài bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho tĩnh mạch, người bệnh cũng nên hạn chế một số thực phẩm có hại cho thành mạch như:
- Rượu, bia, nước ngọt có ga đều là những thức uống không nên dùng rất có hại cho thành mạch.
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường đều khiến quá trình lão hóa nhanh chóng hơn. Các loại thực phẩm nhiều đường còn làm tăng cân, tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ, làm cản trở lưu thông máu.
- Thuốc lá rất có hại cho mạch máu.
- Đồ ăn chiên, xào, thực phẩm nhiều dầu mỡ đều có hại đến hệ tuần hoàn, làm cản trở quá trình tuần hoàn máu.
Một số biện pháp giúp giảm nhanh triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch
Ngoài xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, người mắc suy giãn tĩnh mạch cũng cần chú ý thay đổi lối sống, sinh hoạt để cải thiện các triệu chứng của bệnh như:
- Tập thói quen đi bộ hoặc bơi lội giúp đẩy máu từ chân về tim tốt hơn.
- Những người béo phì, thừa cân sẽ làm cho tĩnh mạch chịu nhiều áp lực hơn. Do vậy, nếu bạn đang thừa cân nên tích cực giảm cân bằng chế độ ăn uống, tập luyện để giảm bớt nguy cơ và triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
- Sử dụng vớ tĩnh mạch ban ngày, ban đêm ngủ kê cao chân để máu dồn xuống tim.
Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm ăn uống cho người mắc suy giãn tĩnh mạch tham khảo. Ngoài ra, người bệnh nên đi thăm khám ở cơ sở uy tín để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị thích hợp.