Suy giãn tĩnh mạch chân uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Suy giãn tĩnh mạch chân làm áp lực trong lòng tĩnh mạch tăng, lâu ngày có thể dẫn đến hệ quả lở loét, hoại tử, thậm chí còn hình thành cục máu đông trong thành mạch. Suy giãn tĩnh mạch chân uống thuốc gì là điều rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây gợi ý phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân cho bạn tham khảo.
Suy giãn tĩnh mạch chân uống thuốc gì: Cần căn cứ vào tình trạng bệnh
Giãn tĩnh mạch hiện được chia làm 2 loại là giãn tĩnh mạch nông và giãn tĩnh mạch sâu. Trong đó, tĩnh mạch nông cấu tạo nằm ngay dưới da, có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường. Tĩnh mạch sâu nằm bên trong cơ, rất khó nhận biết. Giãn tĩnh mạch sâu nghiêm trọng hơn giãn tĩnh mạch nông bởi bệnh hình thành do van tĩnh mạch bị suy yếu, chức năng đưa máu về tim bị cản trở, khiến máu ứ đọng lại trong thành mạch. Suy giãn tĩnh mạch nông và sâu đều có thể dẫn đến lở loét, hoại tử chi do vùng tĩnh mạch không được nuôi dưỡng, làm biến dạng mô tổ chức xung quanh. Các vết loét này thường rất lâu lành.
Suy giãn tĩnh mạch được chia làm các cấp độ như sau:
- Cấp độ 0: Chưa có dấu hiệu đặc trưng nên rất khó nhận biết. Người bệnh đa phần vô tình phát hiện bệnh sau khi đi thăm khám.
- Cấp độ 1: Giãn mao mạch dạng lưới, hoặc giãn mao mạch kích thước nhỏ dưới 3mm.
- Cấp độ 2: Giãn tĩnh mạch kích cỡ lớn trên 3mm.
- Cấp độ 3: Hiện tượng phù chi dưới nhưng chưa có thay đổi cấu trúc da.
- Cấp độ 4: Biểu hiện loạn dưỡng da, màu sắc da biến đổi, chàm da, xơ tĩnh mạch.
- Cấp độ 5: Vết loét có dấu hiệu lành nhưng sắc tố da vẫn biến dạng.
- Cấp độ 6: Biến đổi sắc tố da, vết loét đang tiến triển, khó lành lặn.
Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân
Tùy thuộc vào các cấp độ mắc suy giãn tĩnh mạch mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn điều trị phù hợp cho bạn. Người bệnh nên đi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, siêu âm để xem có cục máu đông trong thành mạch hay không, vị trí và cấp độ của giãn tĩnh mạch như thế nào. Dựa vào các thông tin này, bác sĩ chuyên khoa mới có thể gợi ý cho bạn biện pháp điều trị tốt nhất.
Suy giãn tĩnh mạch chân uống thuốc gì: Cần căn cứ vào các triệu chứng
Dùng thuốc trị suy giãn tĩnh mạch chân cần căn cứ vào các triệu chứng gặp phải như:
- Triệu chứng đau mỏi, căng tức chân thường gia tăng cường độ vào chiều tối. Do cả ngày người bệnh lao động, làm việc, đứng hoặc ngồi lâu. Biểu hiện đau, căng mỏi thường giảm bớt vào buổi sáng, hoặc sau khi kê cao chân, nghỉ ngơi.
- Nổi tĩnh mạch li ti như mạng nhện hoặc tĩnh mạch nổi to, ngoằn ngoèo dưới da, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Đau buốt chân, phù chân, chuột rút, loét da.
- Sưng chân, viêm da, khô chân, chàm da.
- Cảm giác chân bị bó chặt, tê bì như có kiến bò ở chân.
- Chuột rút, sưng phù 2 vùng mắt cá chân.
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch khiến người bệnh mệt mỏi, vận động kém
Căn cứ vào các triệu chứng gặp phải, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc hỗ trợ điều trị giảm các triệu chứng khó chịu, đau nhức, tê mỏi tạm thời.
Suy giãn tĩnh mạch chân uống thuốc gì: Gợi ý một số loại thuốc thường dùng
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng thuốc làm bền thành mạch, hoặc thuốc xơ hóa tĩnh mạch để tiêm xơ tại chỗ. Một số loại thuốc điều trị nội khoa khá phổ biến như: rutin C, daflon, veinamitol... có tác dụng tăng độ bền thành mạch, nhưng đa phần chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu.
Ngoài ra, tùy thuộc vào triệu chứng gặp phải mà bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng viêm, giảm đau, kháng sinh, thuốc chống đông máu, tan huyết ứ….
Ngày nay, sử dụng các thảo dược Đông y đang là biện pháp mang lại hiệu quả tốt, không gây tác dụng phụ. Các dược liệu được kiểm duyệt qua hàng nghìn năm. Bạn có thể tham khảo những dược liệu như: Đan sâm, Đương quy, Hoa hòe, Thục địa…. Khi kết hợp đúng liều lượng sẽ giúp thông mạch, hoạt huyết, tăng độ đàn hồi cho thành mạch… giúp điều trị tận gốc suy giãn tĩnh mạch.
Để tăng hiệu quả điều trị suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh cũng cần chú ý duy trì cân nặng phù hợp, tập thể dục thể thao mỗi ngày, ăn uống lành mạnh.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi suy giãn tĩnh mạch chân uống thuốc gì. Người bệnh nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn loại thuốc phù hợp nhất với thể trạng.