Suy giãn tĩnh mạch có châm cứu được không? Lợi và hại mà bạn chưa biết

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hiện nay rất nhiều người muốn điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp châm cứu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi suy giãn tĩnh mạch có châm cứu được không để bạn cân nhắc biện pháp điều trị tốt nhất.

Y học hiện đại lí giải về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng giảm chức năng đưa máu quay trở về tim của tĩnh mạch chân. Khi van tĩnh mạch bị thương tổn, dòng máu ứ đọng sẽ khiến tĩnh mạch bị suy yếu, giãn rộng, thậm chí làm thay đổi mô tổ chức xung quanh tĩnh mạch.

Người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng phù chân, tê bì, dị cảm, nặng mỏi chân, chuột rút…. Bệnh nhân có thể quan sát thấy tĩnh mạch nổi li ti hoặc nổi to, rõ dưới da bằng mắt thường. Sờ vào thấy đau, cứng, khó chịu. Các triệu chứng này thường bị bỏ qua khi mới chớm bệnh, cho đến khi cường độ đau nhức nhiều ngày, dai dẳng không dứt mới đi thăm khám.

Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới. Những yếu tố dưới đây có thể làm nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:

- Nghề nghiệp: Những người phải làm công việc đứng hay ngồi lâu trong thời gian dài, mang vác các vật nặng như: công nhân may, công nhân dây chuyền sản xuất, bán hàng, lái xe, tiếp viên… khiến áp lực đến chân tăng nhiều hơn, làm hệ thống van suy yếu, giảm lưu thông máu huyết.

- Các thói quen có hại cho chân như: Vận động ít, ngồi bắt chéo chân.

- Người béo phì, thừa cân, phụ nữ mang thai.

- Người lớn tuổi thường bị lão hóa tĩnh mạch, van tĩnh mạch lưu thông kém, máu tắc nghẽn.

- Người bị tai nạn, gãy xương, có khối u chèn ép… đều ảnh hưởng lưu thông máu.

Suy giãn tĩnh mạch chi có thể tiến triển gây phù chi, làm thay đổi màu sắc da chân, dẫn đến các mảng bầm tím trên da, loạn dưỡng da. Người bệnh nặng có tĩnh mạch nổi to, phù nề, đau nhiều, thậm chí loét da, chảy máu, ứ mủ, hoại tử đầu chi.

Nặng nề nhất có thể hình thành cục huyết khối trong tĩnh mạch dẫn đến tắc mạch máu, làm máu không luân chuyển được dẫn đến viêm tĩnh mạch, thuyên tắc tĩnh mạch nông – sâu, vỡ tĩnh mạch, thậm chí loét da, nhiễm khuẩn. Nếu cục máu đông di chuyển tự do trong lòng mạch còn có thể gây nghẽn động mạch phổi, dẫn đến đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời.

Suy giãn tĩnh mạch có châm cứu được không?

Biến chứng suy giãn tĩnh mạch 

Suy giãn tĩnh mạch có nên châm cứu không?

Y học cổ truyền gọi suy giãn tĩnh mạch chi là triệu chứng Tĩnh mạch lựu (nổi u cục tĩnh mạch), Mạch tý (đau nhức, nổi tĩnh mạch, nóng tĩnh mạch, khí huyết kém lưu thông), Cân lựu (là gân mạch tím xanh, hoặc xoắn lại, nổi thành búi ở mắt cá chân, bắp chân).

Đông y lí giải nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch là do khí huyết không thông, máu huyết không được điều hòa, làm tĩnh mạch sưng to, phù. Các yếu tố dẫn đến máu không thông là do huyết hư, khí hư, hàn thấp, nhiệt thấp… đi kèm với các triệu chứng như:

- Do huyết ứ: Tĩnh mạch nổi to, ngoằn ngoèo, màu xanh tím, loét da, ấn vào căng, cứng.

- Do khí huyết hư: Da ngứa, lạnh, tê bì, thay đổi màu sắc da.

- Do đàm thấp: Chân đau, nặng chân, phù, sưng chân.

- Do hàn thấp: Người bệnh làm việc hoặc sống ở nơi ẩm ướt, khiến đau nặng vào chiều tối, khó co duỗi chân, tê chân, ê buốt chân.

- Do hóa nhiệt: Người nóng rát, chân đau mỏi, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng.

Suy giãn tĩnh mạch chân có nên châm cứu không? Châm cứu là một trong những cách giúp hỗ trợ hoạt huyết, tăng lưu thông máu, bổ khí (thúc đẩy ngũ tạng sinh sản khí huyết), thông kinh, hoạt lạc, giảm phù nề, tê mỏi chân.

Tuy nhiên, phương pháp này cần phải được thực hiện bởi người có chuyên môn, tay nghề cao để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Chỉ định châm cứu trị suy giãn tĩnh mạch chi cho trường hợp nào?

Suy giãn tĩnh mạch chi chỉ nên áp dụng cho những người mắc bệnh nhẹ, có biểu hiện đau, tê, mỏi chân. Không áp dụng cho những trường hợp bị lở loét, hoại tử, nhiễm trùng chân.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi bằng châm cứu như thế nào?

Tùy thuộc vào thể trạng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Phương pháp chủ yếu có hiệu quả giảm các triệu chứng của bệnh nên có thể phối hợp với dùng các thảo dược Đông y giúp kích thích lưu thông máu, ngăn chặn hình thành cục máu đông, tăng sức bền thành mạch sẽ đem lại hiệu quả trị bệnh tận gốc.

Phương pháp châm cứu trị suy giãn tĩnh mạch chi được thực hiện như sau:

- Châm cứu chi trên: Gồm các huyệt Ngoại quan, Nội quan, Khúc trì, Thiếu hải, Giáp tích cổ 6- ngực 3.

- Châm cứu chi dưới: Dương lăng tuyền, Huyền chung, Giáp tích thắt lưng L1-L3, Âm lăng tuyền, Tam âm giao.

Ngoài ra, có thể kích thích, châm kim hoặc kết hợp sử dụng điện châm. Lưu ý chỉ lên lưu kim khoảng 15 phút, vê kim khoảng 2-3 phút, không nên châm cứu quá lâu. Liệu trình châm cứu áp dụng ngày 1 lần, duy trì khoảng 20 ngày.

Suy giãn tĩnh mạch có châm cứu được không?

Châm cứu cần thực hiện bởi các Lương y có tay nghề để tránh biến chứng 

Trị suy giãn tĩnh mạch chi bằng phương pháp châm cứu cần lưu ý gì?

Châm cứu có thể gây nên các biến chứng nên người bệnh cần phải chú ý đến các dấu hiệu:

- Người mỏi mệt, vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt. Bác sĩ cần phải ủ ấm, lau mồ hôi, rút ngay kim cho người bệnh nằm nghỉ.

- Khi rút kim bị chảy máu: Cần phải dùng bông gòn thấm nước sát khuẩn, ấn vào vị trí chảy máu.

- Bị tê nhiều, mất cảm giác ở chi cần khắc phục ngay tránh biến chứng tai hại.

Ở một số trường hợp bị tê nhiều, giảm hay mất cảm giác ở chi cũng cần phải được chú ý, để tránh xảy ra những tai biến không muốn.

Để gia tăng hiệu quả, người bệnh nên kết hợp các biện pháp chữa bệnh bằng Đông y khác như:

- Xoa bóp bấm huyệt: Giúp kích thích các huyệt đạo, đả thông kinh lạc, cân bằng Âm – Dương. Thực hiện bấm huyệt tương tự như huyệt đạo châm cứu, mỗi ngày 20 – 30 phút. Không áp dụng cho trường hợp bị lở loét, hoại tử.

- Dưỡng sinh: Tập thể dục dưỡng sinh mỗi ngày khoảng 30 phút giúp kích thích lưu thông máu huyết, hỗ trợ trị bệnh.

- Sử dụng thuốc Đông y: Kết hợp các dược liệu như Hoàng kỳ, Đảng sâm giúp hành khí, bổ huyết; Đan sâm, Đào nhân, Xích thược, Xuyên khung giúp hoạt huyết, đả thông kinh lạc; Hoa hòe giúp chống xơ vữa, tăng sức bền thành mạch….

Như vậy, người bệnh mắc suy giãn tĩnh mạch chỉ nên thực hiện phương pháp châm cứu kết hợp với các biện pháp khác mới đem lại hiệu quả điều trị tốt. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lựa chọn cơ sở uy tín, lương y có tay nghề để tránh gây những tác dụng phụ nguy hiểm.

 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ

Giãn tĩnh mạch chân nhẹ có phải điều trị không?

Giãn tĩnh mạch chân nhẹ có phải điều trị không?

Câu hỏi: Chào bác sĩ, Tôi 35 tuổi, do khi mang thai tôi tăng nhiều cân trong thai kì (20kg) nên các gân xanh ở chân nổi lên. Tôi đã sinh con được hơn 1 năm nhưng tình trạng nổi gân xanh không thuyên giảm. Tôi có tìm hiểu thì được biết...
Giãn tĩnh mạch nông và sâu có gì khác biệt? Các dấu hiệu nhận biết bệnh

Giãn tĩnh mạch nông và sâu có gì khác biệt? Các dấu hiệu nhận biết bệnh

Suy giãn tĩnh mạch bao gồm giãn tĩnh mạch nông và sâu. Đây là bệnh lý phổ biến nhưng chưa nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của người bệnh. Để phân biệt rõ hơn về suy giãn tĩnh mạch nông và giãn tĩnh mạch sâu, hãy tham khảo...
Suy giãn tĩnh mạch ngoại biên là bệnh gì? Có chữa được không?

Suy giãn tĩnh mạch ngoại biên là bệnh gì? Có chữa được không?

Suy tĩnh mạch ngoại biên là bệnh lý về mạch máu, xảy ra ở vùng chi dưới. Bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, khiến người bệnh đau mỏi, tê bì, thậm chí lở loét chân rất khó chịu.
Bệnh suy tĩnh mạch và tất tần tật những điều không thể bỏ qua

Bệnh suy tĩnh mạch và tất tần tật những điều không thể bỏ qua

Bệnh suy tĩnh mạch không còn xa lạ với chúng ta. Nhất là khi ngày càng nhiều công việc có đặc thù phải đứng lâu, ngồi nhiều khiến điều hòa máu huyết kém, nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tăng cao. Để hiểu rõ về bệnh suy tĩnh mạch, nguyên...
Người giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không? Bí quyết đi bộ đúng cách

Người giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không? Bí quyết đi bộ đúng cách

Để điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả, người bệnh không chỉ cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ chuyên khoa mà còn cần kết hợp các biện pháp khác như tập luyện, mang vớ áp lực,…. Vậy người giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?
Kinh nghiệm điều trị
CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

Cụ bà 95 tuổi (Ba Vì, Hà Nội) bị viêm tắc động mạch chi dưới nhiều năm khiến các chi dần teo lại, hoại tử hết nửa bàn chân trái. Bàn chân cụ chảy máu mủ, đau nhức vô cùng nên toàn bộ các sinh hoạt, đi lại, vệ sinh...
PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

Anh Tammy Nguyễn là người Việt đang sinh sống tại Úc. Anh biết tin mình mắc viêm mao mạch dị ứng nhiều năm, đã uống đủ các loại thuốc của Úc, của Mỹ, dùng thuốc bôi của Hàn, Nhật nhưng vẫn không khỏi. Vì công việc làm lái xe nên...
HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

Anh Phóng (47 tuổi, sinh sống ở Thị Trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Quảng Trị) bị viêm mao mạch hoại tử nhiều năm chạy chữa nhưng dai dẳng mãi không khỏi. Có những khi anh tưởng như chân mình đỡ hẳn rồi nhưng chỉ sau 1 bữa nhậu lại...
CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

Chị B.T.T (tỉnh Thái Bình) mắc viêm mao mạch hoại tử nhưng diễn biến bệnh rất nhanh, khiến chị “đau muốn chết” bởi những vết lở loét, hoại tử luôn nhức nhối như có kiến bò trong xương. Thuốc Tây, thuốc Nam chị đều uống không biết bao nhiêu liệu...
TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

Quỳnh Trâm sinh năm 2004 chia sẻ: “Em cứ nghĩ tuổi thanh niên, sức dài vai rộng thì làm sao có thể mắc bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch? Từ trước đến nay, sức khỏe em khá tốt, ít khi mắc bệnh vặt vậy mà đi khám bác sĩ...
CHIẾN ĐẤU VỚI VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: CÂU CHUYỆN MỒ HÔI, NƯỚC MẮT VÀ TIỀN BẠC

CHIẾN ĐẤU VỚI VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: CÂU CHUYỆN MỒ HÔI, NƯỚC MẮT VÀ TIỀN BẠC

“Tôi không biết viêm mao mạch hoại tử hình thành là do nguyên nhân gì, chỉ biết rằng bệnh không có thuốc Tây đặc trị”. Đó là lời mở đầu của bạn Trần Thuật khi chia sẻ hành trình dài đằng đẵng điều trị việm mao mạch hoại tử.
Bài đọc nhiều nhất
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN TẶNG QUÀ KHÁCH HÀNG NHÂN DỊP SINH NHẬT KHANG LINH

THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN TẶNG QUÀ KHÁCH HÀNG NHÂN DỊP SINH NHẬT KHANG LINH

Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh là thương hiệu chuyên phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên được hàng triệu khách hàng tin tưởng sử dụng mỗi năm. Nhân dịp kỉ niệm 7 năm thành lập, Dược phẩm Khang...
CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

Cụ bà 95 tuổi (Ba Vì, Hà Nội) bị viêm tắc động mạch chi dưới nhiều năm khiến các chi dần teo lại, hoại tử hết nửa bàn chân trái. Bàn chân cụ chảy máu mủ, đau nhức vô cùng nên toàn bộ các sinh hoạt, đi lại, vệ sinh...
PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

Anh Tammy Nguyễn là người Việt đang sinh sống tại Úc. Anh biết tin mình mắc viêm mao mạch dị ứng nhiều năm, đã uống đủ các loại thuốc của Úc, của Mỹ, dùng thuốc bôi của Hàn, Nhật nhưng vẫn không khỏi. Vì công việc làm lái xe nên...
HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

Anh Phóng (47 tuổi, sinh sống ở Thị Trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Quảng Trị) bị viêm mao mạch hoại tử nhiều năm chạy chữa nhưng dai dẳng mãi không khỏi. Có những khi anh tưởng như chân mình đỡ hẳn rồi nhưng chỉ sau 1 bữa nhậu lại...
CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

Chị B.T.T (tỉnh Thái Bình) mắc viêm mao mạch hoại tử nhưng diễn biến bệnh rất nhanh, khiến chị “đau muốn chết” bởi những vết lở loét, hoại tử luôn nhức nhối như có kiến bò trong xương. Thuốc Tây, thuốc Nam chị đều uống không biết bao nhiêu liệu...
Kết nối qua Fanpage