Suy giãn tĩnh mạch có chữa được không? Có những phương pháp điều trị nào?
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng thường dai dẳng khiến việc điều trị dứt điểm khó khăn. Suy giãn tĩnh mạch có chữa được không? Có khỏi hoàn toàn không? Dưới đây là tổng hợp các phương pháp trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến nhất hiện nay.
1. Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng nội khoa
Suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể chữa được bằng phương pháp nội khoa. Y học hiện đại ứng dụng các loại thuốc giúp tăng cường lưu thông máu, thuốc chống đông máu nhằm ngăn ngừa cục máu đông trong thành mạch, thuốc chống viêm, thuốc chống tăng trương lực tĩnh mạch…. Tuy nhiên, dùng thuốc Tây y cần phải cẩn trọng theo đúng đơn thuốc, không nên uống lâu dài do ảnh hưởng đến chức năng Gan, Thận, hệ tiêu hóa.
2. Trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp chích xơ
Người mắc suy giãn tĩnh mạch điều trị bằng nội khoa không thấy cải thiện sẽ được tư vấn thực hiện chích xơ tĩnh mạch.
Nguyên lí chích xơ tĩnh mạch là khi chất gây xơ (có thể ở dạng bọt hoặc dạng dịch) vào trong lòng tĩnh mạch sẽ gây thương tổn nội mạc, làm co nhỏ tĩnh mạch, dẫn đến tắc lòng tĩnh mạch bị suy vĩnh viễn khiến máu huyết lưu thông sang tĩnh mạch khỏe mạnh khác.
Đối tượng chỉ định của chích xơ tĩnh mạch bao gồm:
- Người bị suy giãn tĩnh mạch mạng nhện, có kích thước nhỏ dưới 1mm.
- Người mắc suy giãn tĩnh mạch nông, kích thước từ 1 – 3mm, không có biểu hiện trào ngược van tĩnh mạch khi thực hiện siêu âm.
- Người bị giãn tĩnh mạch sau khi phẫu thuật, dị dạng tĩnh mạch kích thước nhỏ, suy tĩnh mạch tái phát….
Phương pháp chích xơ chống chỉ định cho những đối tượng như:
- Người bệnh có tiền sử dị ứng với chất xơ.
- Người mắc suy giãn tĩnh mạch cấp độ nặng, có biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Người bị rối loạn đông máu.
- Người có tiền sử bị đau nửa đầu nặng, phụ nữ có thai, mắc hội chứng May-Thurner, Klippel-Trenaunay….
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp chích xơ cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu, sử dụng thành thạo các loại máy móc, thiết bị siêu âm Doppler và kĩ thuật tiêm chích xơ. Phương pháp này khá tốn kém chi phí và tỉ lệ tái phát khá cao. Người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh vận động nặng trong khoảng 2 tuần, kết hợp theo dõi vị trí vết tiêm để kịp thời đi thăm khám nếu phát hiện bất thường.
Phương pháp chích xơ tĩnh mạch
3. Trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp phẫu thuật
Đối với những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nặng đã bắt đầu có biến chứng cần điều trị bằng phương pháp nội khoa. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng biện pháp phẫu thuật được chia làm các loại sau:
- Phương pháp phẫu thuật Stripping:
Đây là biện pháp lột bỏ tĩnh mạch hiển bằng cách ứng dụng các dây rút tĩnh mạch. Phương pháp này được sử dụng từ năm 1950 đến nay. Biện pháp này áp dụng cho các trường hợp mắc giãn tĩnh mạch nông, có biểu hiện nổi tĩnh mạch thấy rõ dưới da.
Biện pháp này ứng dụng tuốt bỏ tĩnh mạch được thực hiện bằng cách luồn dụng cụ vào vết rạch ở đùi để tạo nên đường hầm, sau đó tiếp tục kéo rút bỏ tĩnh mạch bị bệnh rồi thực hiện may lại bằng chỉ thẩm mỹ. Phẫu thuật kéo dài thời gian khá lâu, khoảng 1 – 3 giờ.
- Phẫu thuật Muller:
Phẫu thuật Muller bắt đầu được thực hiện từ năm 1962, thường áp dụng cho trường hợp bệnh nhân có tĩnh mạch nông giãn to, mức độ suy giãn tĩnh mạch nặng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện mổ khoảng 3mm trên da để loại bỏ tĩnh mạch bị bệnh. Người bệnh có thể đi lại, hoạt động bình thường sau khoảng 3-4 tuần.
- Kỹ thuật Chiva:
Phương pháp Chiva can thiệp vào những điểm suy giãn tĩnh mạch mấu chốt được thực hiện bằng kĩ thuật rạch trên da. Phương pháp này có ưu điểm là bảo tồn tĩnh mạch khỏe mạnh, loại bỏ tĩnh mạch viêm. Biện pháp này có nhược điểm là không phải bất kì bác sĩ nào cũng có thể thực hiện được, cần phải kết hợp với máy móc hiện đại, kĩ thuật siêu âm chuẩn xác và bác sĩ chuyên khoa bài bản mới có thể giữ lại được tĩnh mạch hiển. Vì vậy, phương pháp này khá tốn kém về mặt chi phí.
Đánh giá về phương pháp phẫu thuật Stripping và Muller đều có khả năng tái phát cao và rủi ro nhất định. Do vậy, người bị suy giãn tĩnh mạch nên cân nhắc trước khi lựa chọn biện pháp suy giãn tĩnh mạch phù hợp.
Phẫu thuật đòi hỏi đội ngũ bác sĩ có tay nghề cùng kĩ thuật hiện đại
4. Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng tia laser, sóng cao tần
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tầng sử dụng nhiệt độ cao, với tần số khoảng 200 - 1200 MHz. Đối tượng áp dụng biện pháp này là người mắc suy giãn tĩnh mạch cấp độ 2 trở lên hoặc người bệnh đã điều trị bằng các biện pháp khác nhưng không có hiệu quả. Đặc biệt, bệnh nhân có dấu hiệu trào ngược mạch máu khi siêu âm Doppler cũng có thể điều trị bằng sóng cao tần.
Sử dụng tia laser là phương pháp ứng dụng nhiệt độ để phá hủy tĩnh mạch bị giãn. Mặc dù biện pháp này được đánh giá là ít xâm lấn, ít gây đau đớn, thời gian phục hồi nhanh nhưng cũng dễ tái phát và phải điều trị trong thời gian dài dẫn đến tốn kém chi phí.
Phương pháp trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần
5. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng thảo dược Đông y
Y học cổ truyền lưu giữ rất nhiều tài liệu, bài thuốc cổ giúp loại bỏ suy giãn tĩnh mạch tận gốc. Cốt lõi của bệnh là do máu ứ đọng không thông dẫn đến đau nhức, nổi tĩnh mạch, chuột rút, thậm chí lở loét, hoại tử. Vì vậy, các bài thuốc của Y học cổ truyền chú trọng nâng cao hệ miễn dịch, hoạt huyết, tán ứ, kết hợp với các dược liệu tăng sức bền thành mạch sẽ giúp trị suy giãn tĩnh mạch tận gốc.
Điều trị theo quan điểm của Y học cổ truyền được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn do thảo dược lành tính, hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí.
6. Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng chế độ tập luyện, sinh hoạt, ăn uống
- Chế độ tập luyện đúng cách:
Luyện tập rất tốt cho người mắc suy giãn tĩnh mạch nông, giúp kích thích lưu thông máu, giúp cải thiện các triệu chứng đau đớn của suy giãn tĩnh mạch. Người bệnh nên tập đạp xe, đi bộ, bơi lội… mỗi ngày khoảng 30 phút để tăng cường máu huyết đến các cơ quan.
- Thay đổi chế độ sinh hoạt:
Người bệnh nên chú ý không đứng hoặc ngồi quá lâu, không ngồi bắt chéo chân, đi giày cao gót…. Đây đều là những thói quen có hại cho thành mạch, khiến máu huyết lưu thông kém. Ngoài ra, người mắc suy giãn tĩnh mạch nên mang tất vỡ hỗ trợ, kiểm soát cân nặng, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát rất tốt để kích thích máu lưu thông.
- Chế độ ăn uống tốt cho người mắc suy giãn tĩnh mạch:
Người bệnh nên ăn uống lành mạnh, tăng cường các thực phẩm có lợi cho mạch máu, bổ sung rau xanh, hoa quả. Không nên ăn các thực phẩm nhiều đường, muối, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ vừa làm tăng cân, vừa khiến máu lưu thông kém. Người bệnh cũng chú ý tránh xa chất kích thích, không hút thuốc lá, uống rượu bia để mạch máu khỏe mạnh.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi suy giãn tĩnh mạch có chữa được không? Theo bác sĩ chuyên khoa, tùy thuộc vào mức độ bệnh sẽ có biện pháp điều trị thích hợp nhất. Khi nhận thấy các dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch, tốt nhất bạn nên đi thăm khám càng sớm, hiệu quả điều trị càng cao.