Suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không? Giải đáp của chuyên gia
Suy giãn tĩnh mạch có thể gây tử vong khi biến chứng cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch di chuyển lên phổi làm thuyên tắc động mạch phổi. Không ít người hoang mang suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi không? Dưới đây là một số kinh nghiệm trị suy giãn tĩnh mạch dành cho bạn.
Thống kê về suy giãn tĩnh mạch chi dưới: Căn bệnh đáng báo động
Hệ thống tĩnh mạch sâu nằm trong lớp cơ, và tĩnh mạch nông nằm dưới da bị ứ đọng máu do van tĩnh mạch suy giảm chức năng sẽ dẫn đến rối loạn huyết động xung quanh chi dưới. Đây là nguyên nhân chính gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới làm tĩnh mạch phình to, máu ứ, phù chân.
Biến chứng nguy hiểm nhất là cục máu đông xuất hiện và trôi tự do trong lòng thành mạch dẫn đến thuyên tắc động mạch phổi, làm tăng nguy cơ đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ước tính có khoảng 61% người trên thế giới đang phải đối mặt với căn bệnh này. Tỉ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch cao nhất trong số các căn bệnh mạch máu phổ biến. Ở Việt Nam có khoảng 44,1% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch, trong đó biến chứng trào ngược mạch máu là 34,8%. Mặc dù là bệnh phổ biến, nhưng khoảng 92,5% bệnh nhân không có kiến thức về suy giãn tĩnh mạch.
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân
Vì sao nữ giới mắc suy giãn tĩnh mạch nhiều hơn nam giới?
Khoảng 70% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch là nữ giới. Nguyên nhân phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là do thói quen sinh hoạt và thay đổi nội tiết tố. Cụ thể như:
- Chị em thường xuyên sử dụng giày cao gót làm tăng áp lực đến thành mạch, khiến máu ứ đọng trong thành mạch lâu ngày.
- Chị em làm các công việc phải đứng hoặc ngồi lâu như thợ may, nhân viên văn phòng, lễ tân, công nhân đứng máy….
- Người sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên khiến hormone nội tiết thay đổi.
- Chị em mang thai làm tăng áp lực trọng lượng cơ thể đến tĩnh mạch làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Ngoài ra, một số yếu tố khác như tuổi tác, di truyền, ít vận động… cũng khiến tăng khả năng mắc bệnh.
Không điều trị suy giãn tĩnh mạch có sao không?
Suy giãn tĩnh mạch tiến triển âm thầm nhưng có thể gây nhiều biến chứng như:
- Rối loạn huyết động học: Biểu hiện sưng chân, đau buốt cẳng chân, chuột rút nhiều về đêm, nóng chân, sưng đỏ, viêm tắc tĩnh mạch….
- Loạn dưỡng da chân, tĩnh mạch nổi to, biến dạng màu sắc da, thậm chí gây lở loét, nhiễm trùng vùng chân bệnh do ứ trệ máu huyết quá lâu.
- Hình thành cục máu đông trong thành mạch. Cục máu đông có thể tự bóc tách ra khỏi thành mạch, trôi nổi tự do và di chuyển đến phổi gây thuyên tắc động mạch phổi, tăng nguy cơ tử vong.
Biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu
Suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi không?
Suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần đi thăm khám, chẩn đoán chính xác mức độ bệnh lý đang gặp phải.
Theo phân loạn CEAP (năm 1995) thì chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch dựa trên:
- C: Dấu hiệu lâm sàng.
- E: Chẩn đoán dựa trên nguyên nhân.
- A: Chẩn đoán dựa trên giải phẫu học.
- P: Sinh bệnh học.
Đến năm 2004, phân loại CEAP chia suy giãn tĩnh mạch làm 6 cấp độ như:
+ C0: Người bệnh chưa có biểu hiện rõ rệt, có thể nhìn thấy tĩnh mạch nổi mờ dưới da, kèm theo mỏi chân.
+ C1: Nhìn thấy giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc tĩnh mạch nông giãn đường kính <3mm.
+ C2: Tĩnh mạch nông giãn đường kính>3mm.
+ C3: Giãn tĩnh mạch, phù chân.
+ C4: Biến đổi màu sắc trên da, chàm da, lở loét.
+ C5: Biến đổi da, lở loét có dấu hiệu lành.
+ C6: Vết loét tiến triển thành hoại tử.
Để chẩn đoán chính xác cần thực hiện siêu âm Doppler màu mạch máu để chẩn đoán rối loạn huyết động. Mức độ chẩn đoán chính xác khoảng 95-99%, cho thấy hình ảnh siêu âm các van tĩnh mạch bị giãn hoặc vị trí hình thành cục máu đông.
Khi chẩn đoán đúng bệnh sẽ có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
Suy giãn tĩnh mạch chữa trị như thế nào?
Suy giãn tĩnh mạch có thể chữa được nhờ các biện pháp kiểm soát sự trào ngược, kích thích lưu thông máu bao gồm:
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Nên kê cao chân khi ngủ, không đứng hoặc ngồi lâu, tránh béo phì, ăn nhiều chất xơ, rau, củ, quả, không dùng các chất kích thích, bia, rượu, thuốc lá… để máu huyết lưu thông tốt hơn.
- Dùng băng ép làm giảm áp suất chênh lệch, kích thích lưu thông máu.
- Điều trị nội khoa: Dùng thuốc Tây y hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y làm tăng cường lưu thông máu huyết, tăng độ đàn hồi tĩnh mạch, giúp kích thích tuần hoàn máu đến các cơ quan, để giảm nhanh các triệu chứng ứ máu, giãn tĩnh mạch.
- Tiêm xơ tại chỗ làm xơ hóa lòng mạch máu bị giãn.
- Phẫu thuật bao gồm các biện pháp: Stripping, Phlebectomie loại bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn.
- Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần và laser nội mạch.
- Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học.
Khi áp dụng các biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch cần phải được bác sĩ tư vấn cụ thể. Kết quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả sinh hoạt, ăn uống nên cần chú ý.
Như vậy, câu hỏi suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi không đã được giải đáp. Bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi nhưng còn phụ thuộc vào chẩn đoán, tư vấn của bác sĩ, ăn uống và tập luyện đúng cách.