Suy giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân nước nóng không? Bí quyết ngâm chân hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân nước nóng không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Ngâm chân như thế nào mới tốt cho tĩnh mạch? Dưới đây là cách chăm sóc đôi chân tốt nhất bạn nên thử.
Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có ưu và nhược điểm gì?
Bác sĩ chuyên khoa đánh giá ngâm chân là một phương pháp tốt, giúp thúc đẩy lưu thông máu, nhưng ngâm chân phải đúng cách và phù hợp với thể trạng của người bệnh mới đem lại hiệu quả.
Cụ thể, ngâm chân mang lại tác dụng như:
- Tăng cường lưu thông máu huyết ở chi dưới.
- Làm thư giãn cơ thể.
- Giảm đau, giảm căng tức, phù nề chân.
- Ngâm chân trước khi đi ngủ còn giúp hỗ trợ có giấc ngủ ngon, ngủ sâu.
- Ngâm chân kết hợp với massage, xoa bóp chân còn giúp tăng đàn hồi của da, giảm bớt đau nhức, tê mỏi, nặng chân.
Tuy nhiên, ngâm chân không áp dụng cho những trường hợp đã có vết viêm loét, hoại tử. Ngoài ra, ngâm chân cũng có nhiều nhược điểm như:
- Ngâm chân chỉ nên xem là biện pháp tức thời, phối hợp với các phương pháp điều trị khác, không thể có khả năng điều trị suy giãn tĩnh mạch.
- Ngâm chân nên kết hợp với dùng thuốc, đeo vớ tĩnh mạch, điều chỉnh ăn uống, sinh hoạt mới đem lại hiệu quả.
- Ngâm chân sai cách còn có thể là nguyên nhân khiến bệnh nặng nề hơn, khiến khó phục hồi thương tổn hơn.
Ngâm chân đúng cách giúp giảm triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân nước nóng không?
Ngâm chân bằng nước nóng là cách làm sai lầm của rất nhiều người bệnh mắc suy giãn tĩnh mạch. Lí do là bởi nước nóng sẽ tác động khiến suy giãn tĩnh mạch to hơn, dẫn đến các triệu chứng bệnh nặng nề hơn.
Theo phản xạ tự nhiên, khi tĩnh mạch gặp nóng sẽ khiến van tĩnh mạch giãn nở, làm áp lực trong thành mạch máu tăng lên, máu ứ đọng nhiều hơn do không thể di chuyển về tim. Ngoài ra, mao mạch khi gặp nhiệt độ cao cũng bị giãn to, dẫn đến kích thích thần kinh, làm gia tăng triệu chứng đau nhức chân.
Thực tế, ngâm chân bằng nước nóng khoảng 35 – 40 độ C rất tốt cho những người khỏe mạnh. Nhưng bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch ngâm chân bằng nước nóng sẽ làm các triệu chứng phức tạp hơn, làm phản tác dụng điều trị.
Hướng dẫn ngâm chân đúng cách cho người mắc suy giãn tĩnh mạch
Như vậy, suy giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân nước nóng. Theo bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên thực hiện ngâm chân nước lạnh sẽ tốt cho thành mạch hơn. Nhiệt độ thấp sẽ làm cho thành mạch co lại, giúp giảm bớt triệu chứng sưng, đau.
Bạn nên ngâm chân với nước có nhiệt độ khoảng 10 độ C, duy trì trong khoảng 10 phút. Khi ngâm chân chỉ nên ngâm từ khu vực mắt cá chân trở xuống, không nên tác động vào cẳng chân.
Ngoài ra, để gia tăng hiệu quả khi ngâm chân, người bệnh chú ý:
- Có thể kết hợp chườm túi đá lạnh lên vùng chân bị sưng đau để giảm triệu chứng khó chịu.
- Nên kết hợp giậm chân tại chỗ, hoặc massage quanh chân để cải thiện tê bì, đau nhức chân.
- Nên ngâm chân mỗi ngày 1 lần, tốt nhất là ngâm trước khi đi ngủ 1 tiếng.
- Chỉ áp dụng ngâm chân cho người mắc suy giãn tĩnh mạch nhẹ, không dùng cho người bị viêm loét, hoại tử chân.
Gợi ý một số thói quen tốt cho người mắc suy giãn tĩnh mạch
Ngoài việc ngâm chân đúng cách, người bệnh nên duy trì một số thói quen dưới đây để đôi chân sớm khỏe mạnh:
1. Kê cao chân khi ngủ
Kê cao chân lên gối (cách khoảng 10 – 15cm so với giường) sẽ giúp chân đẩy máu về tim tốt hơn, làm giảm ứ máu trong thành mạch.
Kê cao chân khi ngủ dồn máu từ chân về tim
2. Đeo vớ y khoa hàng ngày
Vớ y khoa là loại tất chuyên dụng được thiết kế đặc biệt giúp tạo áp lực đến thành mạch, thúc đẩy máu huyết lưu thông tốt hơn.
3. Đi bộ mỗi ngày 30 phút
Nhiều người có quan điểm sai lầm là suy giãn tĩnh mạch không nên đi bộ. Nhưng thực tế, đi bộ rất có lợi cho sức khỏe. Nâng chân lên, hạ chân xuống giúp cho máu huyết đẩy về tim tốt hơn, giúp cải thiện tim mạch, cải thiện lưu thông máu, kiểm soát cân nặng.
Người mắc suy giãn tĩnh mạch nông nên thực hiện đi bộ hàng ngày, giúp giảm bớt đau nhức, khó chịu.
4. Một số thói quen khác
Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng bạn không nên đứng hay ngồi 1 chỗ đều khiến mạch máu lưu thông kém. Ngoài ra, nên giảm cân (nếu thừa cân), nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để mạch máu không bị chèn ép. Tránh xa chất kích thích, khói thuốc lá và ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cũng là cách tốt để cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
Như vậy, bị suy giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân nước nóng. Người bệnh nên ngâm chân nước lạnh (khoảng 10 độ C) và duy trì các thói quen ăn uống, tập luyện khác sẽ giúp đôi chân mạnh khỏe.