Suy giãn tĩnh mạch đùi có nên phẫu thuật không?
Nổi gân xanh dọc bắp đùi, chuột rút về đêm, cảm giác như kiến cắn… là những dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch đùi. Suy giãn tĩnh mạch đùi nên điều trị như thế nào, có nên phẫu thuật không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này.
Suy giãn tĩnh mạch đùi do nguyên nhân nào gây nên?
Hệ thống tĩnh mạch chi dưới có van 1 chiều, giúp di chuyển dòng máu từ ngoại vi trở về tim. Do gánh nặng về trọng lượng, tốc độ lão hóa tĩnh mạch do tuổi tác khiến cấu trúc thành mạch bị thoái hóa nhanh. Đặc biệt, với những đối tượng có tư thế làm việc đứng hoặc ngồi lâu, người béo phì, chế độ ăn ít chất xơ, phụ nữ mang thai… càng khiến van tĩnh mạch bị hư hỏng, khó hồi phục. Điều này lâu dài sẽ khiến máu ứ ở ngoại vi chi dưới, dẫn đến suy van, suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Suy giãn tĩnh mạch đùi có bao nhiêu cấp độ?
Suy giãn tĩnh mạch đùi có 7 cấp độ với các triệu chứng nhận biết như:
- Cấp độ 1: Bệnh chưa có dấu hiệu rõ rệt, các triệu chứng tê chân, mỏi chân nhẹ nhàng, thoáng qua.
- Cấp độ 2: Tĩnh mạch nhỏ li ti nổi dưới da ở chân, đầu gối, vùng đùi, kích cỡ nhỏ. Các dấu hiệu tê, mỏi chân, nóng chân gặp thường xuyên hơn.
- Cấp độ 3: Nổi gân xanh tĩnh mạch to, kích cỡ lớn hơn, nhìn thấy rõ dưới da.
- Cấp độ 4: Có các dấu hiệu nổi gân xanh kèm theo biểu hiện chân sưng phù (nhất là ở vùng mắt cá chân, bàn chân) khi đứng hoặc ngồi lâu. Cảm giác khó chịu, đau, nóng chân gia tăng.
- Cấp độ 5: Có thêm triệu chứng da khô, xơ bì, ngứa da.
- Cấp độ 6: Xuất hiện lở loét chân.
- Cấp độ 7: Vết loét lan rộng, khó điều trị.
Bệnh nhân chủ yếu phát hiện suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị phức tạp hơn.
Gân xanh tĩnh mạch nổi dọc từ đùi xuống đến bắp chân
Suy giãn tĩnh mạch đùi có nên phẫu thuật không?
Theo bác sĩ chuyên khoa, phẫu thuật suy giãn tĩnh mạch nhằm giảm áp lực đến thành mạch để tăng cơ chế đẩy máu trở về tim tốt hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ nên tiến hành khi hệ thống tĩnh mạch sâu đủ khả năng thay thế hoạt động vận chuyển máu của tĩnh mạch nông. Phẫu thuật suy giãn tĩnh mạch thường được thực hiện qua các bước:
- Bước 1: Tiến hành siêu âm, đánh giá mức độ suy giãn tĩnh mạch, sau đó bác sĩ đánh dấu các vùng tĩnh mạch bị bệnh cần được loại bỏ.
- Bước 2: Gây tê tủy sống.
- Bước 3: Tiến hành rạch vùng da ở bẹn và dưới mắt cá của tĩnh mạch nông, sau đó thực hiện luồn dụng cụ dọc theo đường tĩnh mạch để lột bỏ tĩnh mạch bị bệnh.
Giãn tĩnh mạch cần được thăm khám, xem xét cẩn thận trước khi phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng như:
- Hiện tượng tụ máu sau mổ: Bệnh nhân bị tím dọc theo đường đi của tĩnh mạch (dọc mặt trong của đùi cẳng chân), kéo dài 2-3 tuần hoặc hơn.
- Biến chứng tổn thương dây thần kinh: Ước tính khoảng 1/20 ca phải đối mặt với biến chứng này, gây tê bì, dị cảm lạ ở chân.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Biến chứng này phổ biến sau phẫu thuật. Vì vậy bác sĩ khuyên người bệnh nên sử dụng băng ép và tiến hành vận động sớm tránh hình thành cục máu đông.
- Mức độ tái phát: 1/15 ca. Tỉ lệ tái phát khá cao.
Nhiều bệnh nhân cảm thấy đau đớn, khó chịu gia tăng từ ngày thứ 2 sau mổ nhưng các triệu chứng này sẽ giảm dần sau vài tuần. Bác sĩ khuyên người bệnh nên cân nhắc dựa trên kết quả thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi mổ bệnh nhân cần được tập vật lý trị liệu, đeo tất áp lực kết hợp kê cao chân khi ngủ để tăng cường lưu lượng máu đẩy về tim tốt hơn.
Suy giãn tĩnh mạch đùi: Có nên điều trị bằng Đông y
Suy giãn tĩnh mạch đùi là bệnh lý mãn tính không thể tự khỏi. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể áp dụng các bài thuốc của Y học cổ truyền, kết hợp các dược liệu thông mạch, hoạt huyết, tán ứ để tăng cường lưu thông máu huyết. Các bài thuốc cổ phương đã được áp dụng qua hàng nghìn năm, mang lại hiệu quả tốt không gây tác dụng phụ nên rất được ưa chuộng.
Ngoài ra, dù áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào, người bệnh cũng cần hạn chế đứng hoặc ngồi lâu, không nên tắm hay ngâm chân trong nước nóng, hạn chế đi giày cao gót, không chơi thể thao cường độ nặng.
Người bệnh nên tăng cường gác chân lên cao, tập thể dục nhẹ nhàng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung đủ nước… để tuần hoàn máu khỏe mạnh.
Suy giãn tĩnh mạch đùi không chỉ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn hay người thân đang gặp phải triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch, hãy liên hệ hotline: 0982.91.55.53 để được dược sĩ tư vấn hỗ trợ.