Suy van tĩnh mạch sâu 2 chân:Căn bệnh phổ biến của thời đại
Suy van tĩnh mạch 2 chân là tình trạng van tĩnh mạch chân dưới không đảm nhiệm được vai trò dẫn truyền máu huyết làm máu ứ đọng lâu ngày gây nên bệnh. Suy van tĩnh mạch chân là căn bệnh đang ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng.
Nguyên nhân gây suy van tĩnh mạch 2 chân
Suy van tĩnh mạch 2 chi dưới là bệnh lý khi van tĩnh mạch không thể đảm nhiệm vai trò dẫn máu quay trở về tim. Van tĩnh mạch nằm ở tĩnh mạch sâu. Đây là loại van 1 chiều. Khi máu từ chân chịu lực đẩy sẽ dồn qua van tĩnh mạch, sau đó van tĩnh mạch đóng lại để máu tiếp tục tuần hoàn về tim và các cơ quan khác.
Nguyên nhân khiến van tĩnh mạch bị suy yếu là do:
- Những bất thường về di truyền.
- Do tĩnh mạch chân chịu nhiều áp lực khiến máu lưu thông kém.
- Do một số bất thường về mặt giải phẫu như: van tĩnh mạch cấu tạo quá dài, bị sa van hoặc giãn vòng van.
- Do tiền sử bị bệnh suy giãn tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch.
- Do có khối u chèn ép đến tĩnh mạch.
Suy van tĩnh mạch 2 chân do máu ứ đọng
Đối tượng nào dễ mắc suy van tĩnh mạch 2 chân?
- Người cao tuổi.
- Người béo phì, thừa cân.
- Người thường xuyên phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ.
- Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, phụ nữ mang thai.
- Người có thói quen sinh hoạt hay đặc thù công việc cần đứng nhiều, ngồi nhiều.
- Chị em có thói quen đi giày cao gót.
- Người hay đồ dầu mỡ, đô chiên xào, thức ăn nhanh.
Nhận biết sớm bệnh suy van tĩnh mạch hai chi dưới
Phát hiện sớm suy van tĩnh mạch 2 chân giúp điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. Khi có các dấu hiệu dưới đây bạn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn:
- Cảm giác chân bị đau, mỏi, nặng ở bắp chân.
- Tĩnh mạch giãn ở chân theo hình mạng nhện hoặc nổi to ngoằn ngoèo.
- Tê chân như có kiến bò.
- Chuột rút (vọp bẻ) ở bắp chân.
- Sưng phù xung quanh hai mắt cá, thấy rõ vào buổi tối.
- Các triệu chứng đau mỏi thường nặng hơn vào chiều và tối, hoặc sau khi làm việc, có thể giảm bớt khi kê chân lên cao hoặc nghỉ ngơi.
Suy van tĩnh mạch 2 chân có thể gây nên các biến chứng như:
- Viêm tắc tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch: Đây là tình trạng cục máu đông xuất hiện trong lòng tĩnh mạch, làm tắc nghẽn mạch, thậm chí gây biến chứng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch dẫn đến tăng nguy cơ đột tử.
- Loạn dưỡng chân: Da chân biến dạng, phù nề, tróc vảy, có thể chảy nước, sạm da, xơ bì.
- Loét cẳng chân, thậm chí viêm nhiễm, nhiễm trùng, hoại tử.
Cơ chế gây suy van tĩnh mạch chân
Điều trị suy van tĩnh mạch 2 chân như thế nào là đúng?
- Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc tăng sức bền thành mạch như Rutin C, Daflon… nhưng các loại thuốc này chủ yếu được dùng trong giai đoạn đầu của suy giãn tĩnh mạch.
- Điều trị theo phương pháp phẫu thuật: Phương pháp Stripping giúp loại bỏ tĩnh mạch bị hỏng cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao.
- Chích xơ tĩnh mạch: Thường áp dụng cho các trường hợp mắc suy giãn tĩnh mach nhỏ qua da.
- Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần hay laser: Đây là phương pháp chủ yếu áp dụng cho người mắc suy giãn tĩnh mạch nông. Biện pháp này sử dụng nhiệt độ cao để làm xơ hóa tĩnh mạch, giúp máu huyết lưu thông sang các vùng tĩnh mạch khỏe mạnh khác.
- Điều trị suy van tĩnh mạch 2 chân theo Đông y: Y học ứng dụng nhiều bài thuốc giúp tăng cường lưu thông máu, hoạt huyết kết hợp tăng sức bền thành mạch, ngăn chặn cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Một số dược liệu thường dùng như: Xuyên khung, Đan sâm, Đương quy, Xích thược, Thục địa… còn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng Gan, Thận.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Bạn nên chú ý kê cao chân khi ngủ, tập thể dục thể thao đều đặn, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Ngoài ra, duy trì cân nặng vừa phải, giảm các thực phẩm nhiều đường muối, dầu mỡ, tăng cừng rau xanh, hoa quả… cũng là cách tốt để loại bỏ suy giãn tĩnh mạch.
Trên đây là kiến thức về suy van tĩnh mạch 2 chân cho bạn tham khảo. Căn bệnh này đang ngày càng phổ biến, khi có biểu hiện đau bắp chân, nổi tĩnh mạch, người bệnh nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn thêm.