Tác dụng của vớ giãn tĩnh mạch và những điều tai hại không phải ai cũng biết
Vớ giãn tĩnh mạch là loại vớ chuyên dụng dùng để điều trị và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch. Cụ thể tác dụng của vớ giãn tĩnh mạch là gì? Dùng vớ giãn tĩnh mạch có tác hại gì không? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.
Tìm hiểu tác dụng của vớ giãn tĩnh mạch
Vớ giãn tĩnh mạch còn có tên gọi phổ biến là vớ y khoa, tất y khoa, tất giãn tĩnh mạch…. Đây là loại vớ chuyên dụng dùng cho tay hoặc chân để phòng ngừa hoặc điều trị các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Vớ giãn tĩnh mạch được chế tạo bằng chất liệu vải đặc biệt, có tính đàn hồi cao giúp ôm chặt vùng cẳng chân, bắp chân hoặc cánh tay…. Thiết kế của loại vớ này tăng dần theo chiều dài của chi, thường chặt nhất ở vùng cổ chân (hoặc cổ tay) sau đó giảm dần khi lên đến đùi hoặc bắp tay.
Tác dụng của vớ giãn tĩnh mạch là tạo áp lực đến cơ cẳng chân hoặc cẳng tay để thúc đẩy đưa máu về tim, làm ngăn chặn dòng máu chảy ngược dòng xuống dưới, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, làm giảm nhanh các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Tác dụng của vớ y khoa
Làm thế nào để tăng tác dụng của vớ giãn tĩnh mạch?
Vớ giãn tĩnh mạch đa phần được chỉ định dành cho những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao hoặc yếu tố công việc thường xuyên đứng hay ngồi lâu như nhân viên văn phòng, bán hàng, lễ tân… cũng có thể dùng.
Để làm tăng tác dụng của vớ giãn tĩnh mạch, người bệnh nên chú ý đeo vớ thường xuyên, duy trì hàng ngày. Ngay khi thức dậy nên đeo vớ, tăng cường vận động, hoạt động khi đeo vớ để thúc đẩy lưu thông máu. Khi nằm nghỉ ngơi hoặc đi ngủ không nên đeo vớ vì lúc này không có tác dụng mà còn làm tăng triệu chứng khó chịu ở chân.
Do vớ giãn tĩnh mạch hoạt động dựa trên nguyên lí ép các cơ của chi, làm đẩy máu về tim nên những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh động mạch ngoại biên, người bị lở loét chi… không nên dùng.
Nên dùng vớ giãn tĩnh mạch bao lâu?
Để làm tăng tác dụng của vớ giãn tĩnh mạch, bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng những người có nguy cơ huyết khối cao nên dùng vớ y khoa hàng ngày để giảm bớt biến chứng của cục máu đông. Người bệnh nên dùng vớ giãn tĩnh mạch thường xuyên, hàng ngày, sau khi thức dậy và bỏ vớ khi đi ngủ.
Khi mới sử dụng vớ, bạn có thể đeo với trong 1 vài giờ đầu tiên, sau đó tăng dần về thời gian. Khi dùng nên kết hợp kiểm tra xem vớ có gây đau hay bó chặt da không, vì nếu bó quá có thể làm ngắt dòng máu chảy, làm tăng nguy cơ huyết khối. Nếu mang vớ và thấy nứt da, tím tái da, tê tay chân nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Dùng vớ giãn tĩnh mạch có biến chứng gì không?
Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người. Thực tế, vớ y khoa hoạt động theo cơ chế vật lí, không gây phản ứng hóa học đến cơ thể nên có thể dùng lâu dài. Mặc dù vậy, người dùng cần chọn đúng size, dùng đúng cách theo hướng dẫn để tránh gây dị ứng hoặc teo cơ.
Người dùng vớ giãn tĩnh mạch cũng cần lưu ý có thể sử dụng loại vớ cường độ nhẹ trước, sau đó 6 tháng nên thăm khám lại để đổi size phù hợp.
Hướng dẫn đeo vớ giãn tĩnh mạch đúng cách
Dưới đây là 2 cách hướng dẫn đeo vớ giãn tĩnh mạch bạn có thể tham khảo:
- Cách 1: Bạn dùng 2 tay nắm 2 bên miệng của vớ, sau đó kéo dần lên trên. Khi kéo vớ qua khỏi bàn chân, chú ý càng kéo lên cao càng tốt, tránh để vớ bị chùn hoặc gấp lại.
- Cách 2: Bạn lộn mặt trái của vớ rồi đặt bàn chân vào lòng vớ, dần dần léo vớ lên cao. Khi đặt chân cần lưu ý để chân ngay ngắn, gót chân sát với gót vớ để nắm và kéo lên cao.
Đối với người lớn tuổi hoặc không có khả năng cúi xuống thấp để đeo vớ có thể nhờ người khác hỗ trợ hoặc sử dụng khung đeo vớ được bán nhiều trên thị trường.
Giá vớ giãn tĩnh mạch là bao nhiêu?
Hiện nay, vớ giãn tĩnh mạch được chia làm 3 loại chính là:
- Loại Class 1: Có mức áp lực 15 - 20 mmHg (áp lực ở cổ chân là 15mmHg và bắp chân là 20 mmHg.
- Loại Class 2: Mức áp lực là 20 - 30 mmHg.
- Loại Class 3: Mức áp lực là 30 - 40 mmHg.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vớ y khoa có thương hiệu xuất xứ từ Đài Loan, Trung Quốc với mức giá khoảng từ 300.000 đồng – 500.000 đồng. Một số thương hiệu nổi tiếng có nguồn gốc từ châu Âu như: Venosan, RelaXsan, Mediven… giá cao hơn, khoảng 700.000 đồng – 1.000.000 đồng. Bạn nên chọn mua vớ tĩnh mạch theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
Tỉ lệ áp lực của vớ y khoa
Hướng dẫn bảo quản vớ giãn tĩnh mạch đúng cách
Khi đeo vớ bạn nên tháo các loại đồ trang sức để tránh làm xước vớ. Bạn có thể dùng găng tay cao su khi đeo vớ để tránh bị hỏng vớ, làm xước vớ.
Khi giặt vớ nên giặt bằng tay, không nên dùng chung với bột giặt có chứa nhiều chất tẩy rửa. Phơi khô dưới bóng râm, không nên sấy hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời có thể làm hỏng vớ.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu tác dụng của vớ giãn tĩnh mạch và một số lưu ý khi chọn mua, sử dụng vớ. Chúc bạn sớm có đôi chân khỏe mạnh.