Tác hại của giãn tĩnh mạch gây đau, mỏi, tê bì, chuột rút chân
Tác hại của giãn tĩnh mạch không chỉ là khiến chân nổi gân xanh, màu xanh tím mà còn làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, phát hiện và điều trị suy giãn tĩnh mạch sớm giúp ngăn chặn biến chứng của bệnh.
Điều bạn chưa biết về suy giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân có dấu hiệu điển hình là tĩnh mạch nổi to, ngoằn ngoèo dưới da. Nổi tĩnh mạch chân chủ yếu là dạng mạng lưới hoặc dạng xoắn đi dọc từ đùi cho đến bắp chân, cổ chân. Đây là kết quả của việc người bệnh thường xuyên đi lại, đứng lâu hoặc ngồi nhiều trong thời gian dài khiến cho lưu lượng máu giảm rõ rệt.
Theo bác sĩ chuyên khoa, hầu hết các trường hợp mắc giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu không có biểu hiện đặc trưng. Bệnh diễn biến trong thời gian dài gây nên những triệu chứng cơ bản như:
- Co rút, tê mỏi cơ bắp, chuột rút nhiều vào đêm.
- Nổi và nhìn thấy rõ các đường gân xanh tĩnh mạch.
- Xuất huyết dưới da, bầm máu dưới da.
- Ngứa chân, cảm giác nặng chân, mỏi chân.
- Đau nhiều, ê mỏi, căng tức vùng bắp chân khi đứng lâu, ngồi nhiều.
- Phù nề, sưng chân.
- Màu sắc da chân thay đổi, chàm da, ngứa da.
Trên đây là những dấu hiệu và cũng là tác hại điển hình của giãn tĩnh mạch khiến người bệnh đau nhức, vận động kém. Bệnh để lâu còn tiến triển thành suy giãn tĩnh mạch mạn tính và nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch rất khó điều trị.
Chân bị suy giãn tĩnh mạch nổi gân xanh ngoằn ngoèo như con giun dưới da
Tác hại của giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị đúng cách?
Suy giãn tĩnh mạch có 2 loại là suy giãn tĩnh mạch nông và suy giãn tĩnh mạch sâu. Trong đó, suy giãn tĩnh mạch sâu nguy hiểm hơn giãn tĩnh mạch nông. Bệnh không được điều trị có thể tiến triển thành đau nặng, thậm chí ảnh hưởng lớn đến mạch máu như:
1. Gây giãn vỡ tĩnh mạch
Cách tĩnh mạch ở dưới da rất dễ vỡ. Nguyên nhân có thể do tự phát hoặc do chấn thương. Vỡ tĩnh mạch nếu ở vùng gần khớp gối hoặc mắt cá chân có thể khiến xuát huyết vào ổ khớp, lâu ngày gây thoái hóa và mất chức năng khớp.
Giãn vỡ tĩnh mạch không chỉ gây nên những vết bầm tím dưới da mà còn gián tiếp dẫn đến thiếu máu nuôi chi, lâu ngày làm tăng vết loét, nhiễm trùng và hoại tử chi.
2. Mối liên hệ giữa suy giãn tĩnh mạch và nhịp nhanh trên thất
Nhịp tim nhanh trên thất là thuật ngữ y khoa để chỉ rối loạn nhịp tim nhanh bất thường. Lưu lượng tuần hoàn máu giảm khiến buồng thất trái không được lấp đầy trước khi co bóp. Một số dấu hiệu phổ biến khi gặp phải biến chứng này như: đánh trống ngực, tim đập nhanh, choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu, choáng váng, thiếu năng lượng, mệt mỏi, vã mồ hôi.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc suy giãn tĩnh mạch lâu ngày ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của tim mạch. Hệ tuần hoàn phải gắng sức để bù đắp lại lượng máu thiếu hụt đang ứ trệ trong tĩnh mạch. Vì vậy làm gia tăng áp lực cho tim và gây nên các nhịp nhanh trên thất.
3. Nguy cơ tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch sâu
Giãn tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch sâu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nguyên nhân là bởi máu ứ trong lòng tĩnh mạch tạo điều kiện thuận lợi gây cục máu đông trong thành mạch. Huyết khối làm nghẽn trực tiếp lòng tĩnh mạch, đồng thời gây nên các triệu chứng sưng, viêm. Hệ quả là ngăn chặn máu cung cấp đến động mạch, dẫn đến thiếu máu tại chỗ, lâu ngày tiến triển thành hoạt tử chi.
Huyết khối tĩnh mạch có thể vỡ ra, di chuyển theo lòng mạch dẫn đến tắc động mạch phổi. Người bệnh có thể nguy kịch, tử vong do thiếu máu nặng, khó thở, ho ra máu.
Cục máu đông trong tĩnh mạch có thể gây thuyên tắc động mạch phổi
4. Giãn tĩnh mạch và nguy cơ loét chân
Vết loét ở chân có thể hình thành khi tĩnh mạch vỡ ra, ảnh hưởng đến hoạt động của mô tế bào. Vi khuẩn có thể bị xâm nhập vào vết thương, dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng, đau nhức. Ngay cả khi được chăm sóc tích cực, vết loét cũng rất lâu lành bởi máu huyết không được lưu thông, vùng mô tế bào bị thương tổn không nhận đủ dinh dưỡng. Vết loét hình thành do suy giãn tĩnh mạch vừa làm tăng phù nề, đau nhức, giới hạn khả năng vận động, vừa dẫn tới nguy cơ hoại tử, cắt cụt chi.
Nên làm gì khi bị giãn tĩnh mạch chân?
Như vậy, tác hại của giãn tĩnh mạch không chỉ đơn giản gây mất thẩm mỹ, làm vận động khó khăn mà còn tăng nguy cơ gây loét da, huyết khối, tim mạch. Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm, khó điều trị dứt điểm.
Giãn tĩnh mạch thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Để ngăn chặn bệnh tiến triển, người bệnh cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để cải thiện lưu lượng máu, tăng sức đàn hồi của thành mạch như:
- Chủ động giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, ít muối.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Không đi giày cao gót, hoặc giày dép quá chật.
- Nâng cao chân và luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
- Không đứng lâu, ngồi nhiều, thường xuyên thay đổi tư thế.
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạn tính, tiến triển âm thầm. Mong rằng nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng, tác hại của giãn tĩnh mạch và có biện pháp chủ động điều trị, bảo vệ sức khỏe đôi chân cho chính mình.