Tất chống suy giãn tĩnh mạch dùng đúng cách ngăn ngừa nổi gân xanh
Tất y khoa là một trong những sản phẩm không thể thiếu giúp giảm bớt các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Bạn đã biết cách sử dụng tất chống suy giãn tĩnh mạch chưa? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!.
Tất chống suy giãn tĩnh mạch là gì?
Tất chống suy giãn tĩnh mạch là loại tất được sản xuất bằng loại vải đặc biệt, đem lại công dụng phòng ngừa và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể chọn lựa loại tất ngắn (từ gót chân đến đầu gối) hoặc tất dài (từ chân đến đùi).
Nguyên lý hoạt động của tất chống suy giãn tĩnh mạch là giúp tạo áp lực ở bàn chân, sau đó giảm dần khi lên đến bắp chân và đùi, nhằm tăng cường lưu thông máu, giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân.
Hướng dẫn sử dụng tất chống suy giãn tĩnh mạch
1. Bí quyết chọn mua tất chống suy giãn tĩnh mạch
Khi sử dụng tất chống suy giãn tĩnh mạch cần phải lựa chọn loại tất phù hợp với thể trạng bệnh.
Tất y khoa gồm có 3 loại chính là:
- Class 1: Có áp lực cổ chân là 15 mmHg, bắp chân là 20 mmHg, viết tắt là loại tất 15 – 20 mmHg.
- Class 2: Có áp lực lớn hơn, là 20 – 30 mmHg (ở cổ chân là 20 và bắp chân là 30).
- Class 3: Có áp lực 30 – 40 mmHg (cổ chân áp lực 30 và bắp chân áp lực 40).
Khi mua tất y khoa cần thực hiện đo bắp chân và đo cổ chân để chọn lựa loại tất phù hợp nhất mới đem lại hiệu quả. Đa phần tất chống suy giãn tĩnh mạch thường có có áp lực nhẹ nhất, dùng cho người có nguy cơ cao muốn phòng ngừa bệnh. Các loại tất điều trị suy giãn tĩnh mạch thường có áp lực lớn hơn.
Cách đo chân để chọn mua tất đùi
2. Bí quyết sử dụng tất chống suy giãn tĩnh mạch
Kinh nghiệm dùng tất chống suy giãn tĩnh mạch là nên mang vớ vào ban ngày, kiên trì thực hiện hàng ngày và bỏ tất ra khi đi ngủ hoặc nghỉ ngơi vào buổi tối.
Nếu bạn mới mang tất, chưa chịu được áp lực thì có thể mang tất trong khoảng 3-4 giờ đồng hồ trước, sau đó tăng dần thời gian sau.
Khi mang tất cần chú ý kiểm tra xem bề mặt tất có gây đau không, tất có gây kẹp da không, có gây ngắt dòng máu không. Nếu phát hiện thấy các vấn đề ở chân như tím tái chân, lở loét chân, ngứa chân nên dừng đeo tất và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Dưới đây là hướng dẫn 2 cách đeo tất chống suy giãn tĩnh mạch cho bạn tham khảo:
- Cách 1:
+ Bạn dùng 2 tay nắm 2 bên miệng tất rồi kéo lên cao dần.
+ Sau đó kéo dần tất qua khỏi bàn chân, kéo lên càng cao càng tốt.
+ Nắm phần giữa thân tất để kéo lên tiếp tục, kéo cẩn thận lên đến đoạn cao nhất.
+ Những đoạn bị chùn hoặc đùn tất thì kéo tất qua điểm chùn sau đó tiếp tục kéo lên cao.
+ Kiểm tra tất để đúng vị trí gót chân và không có điểm nào bị đùn lại.
- Cách 2:
+ Bạn lộn trái tất, cho đến gót tất thì cho bàn chân vào làm điểm tựa rồi kéo lên cao, giữ nguyên vị trí tất ở gót chân.
+ Tiếp tục dùng tay nắm 2 bên miệng tất rồi kéo dần lên cao.
Người bệnh không có khả năng tự đeo tất có thể sử dụng khung hỗ trợ được bày bán tại các cửa hàng bán tất y khoa.
Hướng dẫn cách đeo vớ chuẩn nhất
Làm thế nào để tất chống suy giãn tĩnh mạch luôn bền đẹp?
Khi dùng tất chống suy giãn tĩnh mạch cần chú ý:
- Không để móng tay, đồ trang sức, nhẫn làm hỏng tất. Tốt nhất bạn nên tháo bỏ các loại đồ trang sức trước khi thực hiện đeo tất. Hoặc có thể kết hợp dùng găng tay cao su nếu móng tay dài để tránh làm hỏng tất.
- Giặt tất bằng tay và dùng bột giặt càng ít chất tẩy rửa càng tốt, sau đó phơi khô tất dưới bóng râm.
- Nên vệ sinh tất hàng ngày, giặt riêng, không giặt chung với các loại quần áo khác.
- Không hơ tất trê lửa hoặc dùng bàn là ủi có thể làm hỏng, sun tất.
- Nên kiểm tra độ co giãn của tất thường xuyên và thay tất 6 tháng/ lần để đảm bảo hiệu quả.
Bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm sử dụng tất chống suy giãn tĩnh mạch. Chúc bạn lựa chọn loại tất phù hợp và có hiệu quả cao giúp đẩy lùi các triệu chứng giãn tĩnh mạch, sưng, phù nề, đau mỏi chân.