Tất chữa giãn tĩnh mạch chọn mua như thế nào mới đúng?
Bạn đang phải đối mặt với bệnh suy giãn tĩnh mạch và được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng tất y khoa nhưng chưa biết cách chọn mua như thế nào cho đúng? Dưới đây là những bí quyết chọn mua tất chữa giãn tĩnh mạch bất kì ai cũng cần phải biết.
Trên thị trường Việt Nam có những loại tất chữa giãn tĩnh mạch nào?
Tất chữa giãn tĩnh mạch tạo ra áp lực để thúc đẩy lưu thông máu về tim, làm tăng cường chức năng van tĩnh mạch để ngăn chặn ứ máu trong lòng mạch. Suy giãn tĩnh mạch hình thành do van tĩnh mạch bị suy yếu, dẫn đến máu chảy ngược từ tim về chân, làm lòng mạch bị ứ đọng máu, lâu dần giãn nở to dưới da. Tất chữa giãn tĩnh mạch sẽ tạo ra lực ép từ bàn chân, giảm áp lực khi lên đến đùi để máu huyết lưu thông tốt hơn, giảm các triệu chứng đau nhức, sưng phù của bệnh.
Tất chữa giãn tĩnh mạch còn có các tên gọi phổ biến khác như vớ nén, vớ hỗ trợ, vớ áp lực, vớ y khoa, vớ giãn tĩnh mạch.
Trên thị trường Việt Nam hiện đang có rất nhiều loại tất chữa giãn tĩnh mạch như: thương hiệu Jiami xuất xứ từ Đài Loan, Duomed xuất xứ từ Đức, Relax San xuất xứ từ Ý, Jobst xuất xứ từ US, Venosa xuất xứ từ Thụy Sĩ, Novamed xuất xứ Thổ Nhĩ Kì.
Các thương hiệu vớ trên hầu hết đều đa dạng về màu sắc, riêng dòng Relax San và Jobst có thêm tất màu trắng và màu đen đáp ứng nhu cầu thời trang của khách hàng.
Nên chọn tất chữa giãn tĩnh mạch loại tất ngắn hay tất dài?
Hiện nay thị trường có 2 loại tất thiết kế như sau:
- Tất ngắn: Có chiều dài từ lòng bàn chân lên đến đầu gối, thường giúp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch ở bắp chân.
- Tất dài: Chiều dài từ lòng bàn chân kéo đến giữa bắp đùi trên, giúp điều trị và phòng ngừa giãn tĩnh mạch ở bắp chân và bắp đùi.
Một số thương hiệu tất chữa giãn tĩnh mạch như: Jiami và Novamed còn có loại tất bó gót chân và tất bó gối thường dùng cho người chơi thể thao để tăng cường lưu thông máu qua đầu gối và khớp chân. Tùy thuộc vào cấp độ giãn tĩnh mạch mà bạn có thể lựa chọn tất ngắn hay tất dài để tăng hiệu quả điều trị.
Có nhiều loại tất chữa giãn tĩnh mạch cho bạn lựa chọn
Hướng dẫn chọn mua tất chữa giãn tĩnh mạch theo cấp độ bệnh
Hiện nay, tất giãn tĩnh mạch được phân loại theo áp lực gồm có các loại từ thấp đến cao như: 8 - 15 mmHg, 15 - 20 mmHg, 20 - 30 mmHg, 30 - 40 mmHg, 40 - 50 mmHg. Trong đó, đa số chọn mua 3 loại áp lực đầu tiên.
Nhóm áp lực 1 thường dùng cho các đối tượng bị suy giãn tĩnh mạch nhẹ hoặc người có nguy cơ cao muốn phòng ngừa bệnh. Áp lực càng cao càng tương ứng với mức độ bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, khi chọn mua cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và nói rõ tình trạng bệnh để được nhân viên tư vấn sản phẩm phù hợp nhất.
Hướng dẫn cách đo chân để chọn tất chữa giãn tĩnh mạch phù hợp nhất
Để chọn tất phù hợp, bạn cần chú ý cách đo chân dưới đây:
- Thực hiện đo chân khi đang thư giãn, không đo lúc đang vận động hoặc cơ căng cứng.
- Tiến hành đo vòng cổ chân (phía trên mắc cá chân) trước.
- Sau đó, đo bắp chân dưới, đoạn to nhất của bắp chân.
- Tiếp tục đo bắp đùi trên, đoạn to nhất của phần đùi.
Dựa vào các thông số đã đo được có thể chọn size tất cho phù hợp.
Giá tất chữa giãn tĩnh mạch là bao nhiêu?
Trên thị trường có rất nhiều loại tất giãn tĩnh mạch với mức giá dao động trong khoảng từ 200.000 đồng – 1.000.000 đồng/ đôi. Mức giá thành tùy thuộc vào tất ngắn hoặc tất dài và thương hiệu sản phẩm.
Nên mua tất chữa giãn tĩnh mạch ở đâu?
Bạn có thể mua tất ở các cửa hàng bán thiết bị y tế, hiệu thuốc, hoặc đặt mua online qua các kênh Sendo, Tiki, Shopee, Lazada…. Bạn nên chọn mua đúng với hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và số đo vòng chân để sử dụng sản phẩm có hiệu quả.
Hướng dẫn đo vòng chân để chọn mua tất chữa giãn tĩnh mạch
Nên mua tất chữa giãn tĩnh mạch thương hiệu nào?
Tùy thuộc vào tài chính đang có mà bạn có thể chọn lựa các sản phẩm vớ thuộc thương hiệu khác nhau. Hiện tại chưa có bất kì đánh giá nào về thương hiệu hay sản phẩm có giá thành đắt hơn thì sẽ hiệu quả hơn.
Sản phẩm bền còn tùy thuộc vào cách sử dụng và bảo quản của bạn. Do vậy, bạn nên chọn sản phẩm phù hợp với tài chính và chọn size đúng với mức độ bệnh. Khi dùng nên chú ý đi tất vừa với chân, không để các loại trang sức hay móng tay làm hỏng bề mặt tất. Giặt tất bằng nước sạch, hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa và phơi tất trong bóng râm giúp đảm bảo độ bền của tất.
Bài viết đã chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm chọn mua tất chữa giãn tĩnh mạch cho bạn tham khảo. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chọn lựa sản phẩm phù hợp và hiệu quả nhất.