Tất đi chống giãn tĩnh mạch cẩn trọng khi sử dụng
Sử dụng đúng cách tất đi chống giãn tĩnh mạch là vấn đề quan trọng được rất nhiều người quan tâm. Đeo tất y khoa đúng cách sẽ giúp bạn thoải mái vận động và đem lại hiệu quả giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Cùng tham khảo thêm bí quyết sử dụng tất chống giãn tĩnh mạch dưới đây nhé!.
Tất đi chống giãn tĩnh mạch dùng cho đối tượng nào?
Tác dụng của tất đi chống giãn tĩnh mạch là tạo nên lực ép ở vùng cơ cẳng chân để đẩy máu từ chân đến tim. Do vậy, loại tất chuyên biệt này rất thích hợp cho những người bị suy giãn tĩnh mạch hoặc người có nguy cơ mắc bệnh cao muốn phòng ngừa.
Tuy nhiên, tất đi chống giãn tĩnh mạch không nên dùng cho một số đối tượng như:
+ Người bị lở loét, hoại tử chân.
+ Người có biến chứng do bệnh nhân tiểu đường.
+ Người hút thuốc lá.
+ Người có tiền sử mắc bệnh lý động mạch ngoại biên.
Tất y khoa hiệu quả cho người mắc suy giãn tĩnh mạch
Nên chọn tất đi chống giãn tĩnh mạch dài hay ngắn?
Khí hậu Việt Nam nóng ẩm nên các loại vớ có độ dài đến đầu gối thường được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, với người mắc suy giãn tĩnh mạch cần lựa chọn vớ có độ dài phù hợp với bệnh. Nếu bị suy giãn tĩnh mạch ở đùi thì người bệnh cần chọn vớ có độ dài đến bắp đùi để thúc đẩy lưu thông máu. Ngược lại giãn tĩnh mạch nhiều ở bắp chân hoặc bàn chân thì nên chọn loại tất ngắn.
Cách đeo tất đi chống giãn tĩnh mạch
Khi mới sử dụng tất y khoa, người bệnh có thể làm quen với loại tất Class 1 với áp lực nhẹ sẽ giảm bớt khó chịu. Theo lời khuyên nên 6 tháng thay tất 1 lần để đảm bảo tăng hiệu quả điều trị bệnh. Khi thay tất nên đo kích cỡ chân để lựa chọn size chuẩn nhất.
Hướng dẫn mang tất y khoa đúng cách:
- Cách 1: Bạn dùng hai tay nắm 2 đầu miệng tất rồi kéo lên trên. Bạn kéo tất qua bàn chân, rồi tiếp tục kéo dần lên càng cao càng tốt. Bạn kiểm tra các đoạn tất bị chùn hoặc gấp lại thì kéo qua nhiều hơn. Sau đó kiểm tra để tất đặt đúng vị trí gót chân.
- Cách 2: Bạn lộn trái tất rồi xỏ tất qua gót, đặt bàn chân vào chính giữa. Sau đó tiếp tục dùng tay nắm hai đầu miệng tất để kéo lên trên cao.
Khi mới đeo tất y khoa bạn có thể đeo khoảng 3 tiếng/ ngày rồi tiếp tục nghỉ khoảng 1-2 tiếng sau đó mới đeo lại để giảm bớt khó chịu.
Chú ý các nếp gấp khi đeo tất y khoa
Mang tất đi chống giãn tĩnh mạch có gây biến chứng không?
Tất y khoa hoạt động theo cơ chế vật lý, tạo áp lực làm thúc đẩy lưu thông máu, làm giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch nên rất an toàn, có thể dùng lâu dài.
Người bệnh nên chú ý dùng tất đúng cách, không đeo tất vào ban đêm. Khi đeo tất cần chú ý theo dõi các phản ứng như ngứa da, bóp chặt chân, đau chân, tím tái chân… để kịp thời báo với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Khi đeo tất đùi thường bị tuột phải làm gì?
Sử dụng tất đùi cần chú ý kéo cao lên đến đáy quần. Loại tất này thiết kế đặc biệt, có thể co giãn 3 chiều nên bạn kéo càng cao càng ít bị tuột. Bạn hãy kéo căng đều tay để vớ ôm sát vào chân là ổn.
Mang tất đi chống giãn tĩnh mạch bị ngứa phải làm gì?
Những ngày đầu dùng tất, một số người sẽ cảm thấy bị ngứa chân. Bạn có thể sử dụng phấn rôm dành cho em bé lên da trước, sau đó đeo tất sẽ giảm bớt nguy cơ bị ngứa và khó chịu.
Một số bí quyết tăng hiệu quả khi dùng tất đi chống giãn tĩnh mạch
Để làm tăng hiệu quả của tất đi chống giãn tĩnh mạch, bạn hãy chú ý:
- Nên mang tất ngay sau khi thức dậy, khi đứng, ngồi hoặc chơi thể thao.
- Không dùng tất khi đi ngủ hoặc nghỉ ngơi.
- Để chọn đúng loại tất cần đo chân và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Đeo tất cần kết hợp thường xuyên kiểm tra chân để kịp thời thông báo với bác sĩ.
- Thay tất mới sau 3-6 tháng sử dụng.
- Nên giặt tất mỗi ngày, giặt riêng, không giặt chung với các loại đồ khác.
Trên đây là bí quyết sử dụng tất đi chống giãn tĩnh mạch cho bạn tham khảo. Khi đi tất cần kết hợp ăn uống, tập luyện, sinh hoạt lành mạnh để giảm nhanh tình trạng bệnh.