Tất y tế giãn tĩnh mạch hỗ trợ điều trị nổi gân xanh ở chân
Tất y tế giãn tĩnh mạch là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch được rất nhiều người sử dụng. Chọn và dùng tất y tế như thế nào để đem lại hiệu quả là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Bài viết dưới đây giúp bạn có thêm kinh nghiệm chọn mua và sử dụng tất y khoa để loại bỏ sớm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Kinh nghiệm chọn mua tất y tế giãn tĩnh mạch hỗ trợ điều trị bệnh
1. Chọn tất y tế giãn tĩnh mạch phù hợp với cấp độ bệnh
Cường độ của tất y tế giãn tĩnh mạch được đo bằng mmHg. Cụ thể như sau:
- Tất có cường độ thấp từ 10-20mmHg có công dụng phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện, dạng bệnh nhẹ.
- Tất có cường độ mạnh hơn từ 20-50 mmHg hoặc lớn hơn dùng cho trường hợp mắc huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc người bệnh có nguy cơ cao, bị giãn tĩnh mạch nặng. Các loại tất có tác dụng điều trị thường mang kí hiệu CCL, trong đó CCL1 là thấp nhất. Lựa chọn CCL2, CCL3 tùy thuộc vào biểu hiện bệnh đang gặp phải.
Việc chọn lựa tất y tế giãn tĩnh mạch cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Chẳng hạn với người chỉ có cảm giác nặng chân, mỏi chân chưa thấy phù nề hay nổi tĩnh mạch thì nên chọn loại tất phòng ngừa hoặc tất có áp lực thấp như CCL1.
2. Chọn mua tất y tế giãn tĩnh mạch phù hợp với cân nặng và chiều cao
Tất y khoa là loại trang phục y tế được thiết kế chuyên biệt, vừa giúp đem lại hiệu quả điều trị suy giãn tĩnh mạch, vừa đem lại sự thoải mái cho người dùng. Do vậy, khi chọn mua tất y khoa cần phải chú ý đến chiều cao, cân nặng, số đo vòng đùi để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
Người bệnh cần thực hiện đo vòng cổ chân, vòng đùi trước khi chọn mua bởi các loại tất vớ thường không được phép thử ở cửa hàng. Bạn chỉ cần chuẩn bị thước đo, sau đó tiến hành đo các chỉ số vòng cổ chân, bắp chân, đùi rồi ghi chép lại vào tờ giấy. Khi chọn mua hãy đối chiếu vào bảng size để chọn size tất hợp lý. Cụ thể là:
- Loại tất gối: Chú ý số đo vòng cổ chân và vòng bắp chân (vòng bắp lớn nhất dưới gối).
- Loại tất đùi và tất quần: Chú ý số đo vòng cổ chân, vòng đùi sát bẹn và vòng bắp chân.
Lưu ý khi chọn size tất hở ngón
Kinh nghiệm sử dụng tất y tế giãn tĩnh mạch điều trị nổi gân xanh hiệu quả
1. Dùng tất y tế giãn tĩnh mạch nên kiên trì
Tất y tế giãn tĩnh mạch cần dùng trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả. Dùng lâu dài cũng hoàn toàn không gây tác dụng phụ bởi loại tất này đem lại tác đọng vật lý, hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tất cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nên sử dụng ban ngày, không nên dùng vào ban đêm khi ngủ. Người bệnh có thể bắt đầu với loại tất cường độ nhẹ nhất, sau đó dần tăng size sẽ giảm bớt khó chịu khi mới dùng.
2. Hướng dẫn bảo quản tất y tế giãn tĩnh mạch
Tất y khoa được thiết kế từ loại vải mềm, mịn nên cần chú ý không để móng tay hay đồ trang sức có thể làm xước và hỏng tất.
Ngoài ra, khi giặt tất nên giặt bằng tay, dùng ít bột giặt, không sử dụng nước tẩy rửa tránh làm hỏng tất. Không giặt tất chung với các loại đồ khác. Khi phơi nên đảm bảo phơi dưới bóng râm, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc sấy nhiệt độ cao đều có thể làm hư hỏng tất.
Cẩn trọng khi đeo tất suy giãn tĩnh mạch
3. Bí quyết mang tất y tế giãn tĩnh mạch không gây khó chịu
Khi mới sử dụng tất y tế có thể khiến người bệnh khó chịu do áp lực chân tăng. Khi thức dậy bạn nên mang ngay tất vào và sinh hoạt, cử động như bình thường. Sau 3 tiếng có thể tháo tất ra 1 tiếng rồi tiếp tục đeo lại, khi ngủ cởi bỏ tất hoàn toàn và thực hiện kê cao chân.
Ngoài ra, chỉ nên đeo tất khi làm việc, khi ngồi hoặc đứng lâu, khi đi lại… không nên đeo khi nghỉ ngơi hay nằm ngủ.
Duy trì đeo tất hàng ngày sẽ đem lại hiệu quả, giảm bớt các triệu chứng sưng, đau, phù của suy giãn tĩnh mạch.
Bài viết đã chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm chọn mua và dùng tất y tế giãn tĩnh mạch hỗ trợ điều trị nổi gân xanh cho bạn tham khảo. Bạn nên lựa chọn vớ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để giảm bệnh.