Thuốc co giãn tĩnh mạch nên dùng như thế nào?
Suy giãn tĩnh mạch chân không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống. Có nên dùng thuốc co giãn tĩnh mạch không? Làm thế nào để hết suy giãn tĩnh mạch? Bài viết giúp bạn tìm hiểu về thuốc co tĩnh mạch và cách sử dụng thuốc tốt nhất.
Giãn tĩnh mạch chân: Nguyên nhân nào gây nên bệnh?
Giãn tĩnh mạch chân (còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới) rất phổ biến. Bệnh xảy ra khi van tĩnh mạch chân bị suy yếu, quá trình lưu thông máu bị cản trở. Các yếu tố tác động khiến cho van tĩnh mạch suy yếu bao gồm:
- Vận động ít, thừa cân, béo phì hoặc tăng cân nhanh trong thời gian ngắn.
- Phụ nữ mang thai hoặc sử dụng thuốc điều trị hormone.
- Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2-3 lần người bình thường.
Suy giãn tĩnh mạch chân có thể gặp ở mọi độ tuổi, trong đó chiếm 70% là nữ giới
Suy giãn tĩnh mạch có thể dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng:
- Nổi tĩnh mạch chân ngoằn ngoèo dưới bề mặt da.
- Màu sắc da chân biến dạng, có nhiều vết bầm, tím.
- Bắp chân sưng, phù, nặng mỏi chân.
- Tê chân do viêm da.
Sử dụng thuốc trị giãn tĩnh mạch chân sớm giúp giảm các triệu chứng khó chịu, đồng thời ngăn chặn các biến chứng huyết khối tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc động mạch phổi.
Thuốc co tĩnh mạch gồm những loại nào? Có nên sử dụng không?
Khi nhận thấy các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân như trên, bạn nên tới bệnh viện, cơ sở uy tín để chẩn đoán chính xác cấp độ giãn tĩnh mạch. Sử dụng các loại thuốc co tĩnh mạch, trị giãn tĩnh mạch cần phải chuẩn xác, không nên tùy tiện, tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Một số loại thuốc co tĩnh mạch bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Thuốc Rotuven 3000 (có nguồn gốc sản xuất ở Hoa Kỳ): Mang lại tác dụng giúp thành mạch khỏe mạnh, kích thích lưu thông máu, hỗ trợ giảm triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân.
- Viên uống Venpoten (xuất xứ từ New Zealand): Vừa giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, vừa giúp phòng ngừa bệnh.
- Carusos Veins Clear (sản xuất tại Úc): Viên uống giúp tăng cường hoạt động của thành mạch, tăng cường chất chống oxi hóa, hỗ trợ lưu thông máu huyết.
- Varicofix: Viên uống được chứng nhận FDA, cho phép lưu hành trên toàn thế giới. Varicofix giúp giảm các triệu chứng sưng, đau, tê nhức của giãn tĩnh mạch, hỗ trợ điều hòa máu huyết.
- Khang Mạch Linh: Sản phẩm được bào chế từ dược liệu thiên nhiên, giúp hoạt huyết, thông mạch, ngăn chặn nghẽn thành mạch, tăng sức bền thành mạch. Thành phần của Khang Mạch Linh 100% từ các dược liệu đúc kết từ bài thuốc Y học cổ truyền như: Đương quy, Xích thược, Xuyên khung, Hoa hòe, Thục địa, Đan sâm…. Các dược liệu đều được kiểm duyệt về chất lượng, quy trình sản xuất đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế. Viên uống rất dễ dùng, tiện lợi, mang đến giải pháp mới cho người mắc giãn tĩnh mạch chân. Ưu điểm vượt trội của Khang Mạch Linh là thành phần tự nhiên, phù hợp với cơ địa của người Việt, có thể dùng lâu dài, không lo tác dụng phụ.
Sản phẩm tinh chiết từ thảo dược thiên nhiên, giúp hoạt huyết, ngăn chặn giãn tĩnh mạch
Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc kem bôi da trị suy giãn tĩnh mạch chân. Người bệnh có thể tham khảo một số loại kem bôi như: Vnen Gel Das Gesunde Plus, Gel Varicofix, Gel Vein Care,.... Các loại kem bôi này giúp hỗ trợ tái tạo cấu trúc da, giảm tổn thương bề mặt da, hỗ trợ phòng ngừa giãn tĩnh mạch ở những đối tượng có nguy cơ cao.
Thuốc co tĩnh mạch rất phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và kết hợp một số biện pháp khác như:
- Dùng tất y khoa: Loại tất chuyên dụng này được làm từ loại vải đặc biệt, có khả năng đàn hồi, tạo áp lực đến tĩnh mạch, ngăn ngừa dòng máu ứ đọng ở bắp chân. Mang tất cũng hỗ trợ giảm nguy cơ viêm loét da. Tất y khoa chỉ nên dùng cho những trường hợp mắc giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu, không nên sử dụng cho người có cục máu đông, loét tĩnh mạch.
- Điều trị xơ hóa tĩnh mạch: Phương pháp này sử dụng laser hoặc sóng cao tần để loại bỏ tĩnh mạch bị giãn. Biện pháp này chỉ nên áp dụng cho những trường hợp mắc giãn tĩnh mạch nhẹ, hoặc giãn tĩnh mạch mạng nhện.
- Tăng cường tập luyện: Thể dục thể thao lành mạnh, phù hợp với thể lực giúp thúc đẩy lưu thông máu đến các cơ quan, ngăn chặn ứ máu trong thành mạch.
- Bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng oxi hóa cao, vitamin có trong hoa quả, rau xanh, không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo.
- Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch nên chú ý tăng cân vừa đủ trong thai kì, tránh đứng ngồi quá lâu.
- Chị em có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng một số thói quen đơn giản như: Không đi giày cao gót, đi giày đế bằng, không mặc đồ chật….
Nếu bạn đang băn khoăn không biết mình có mắc suy giãn tĩnh mạch chân không và nên sử dụng thuốc co tĩnh mạch như thế nào, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.