Thuốc giảm đau giãn tĩnh mạch hiệu quả có thể bạn chưa biết
Rất nhiều người mắc suy giãn tĩnh mạch tìm kiếm loại thuốc giảm đau tĩnh mạch. Đa phần cơn đau ở vùng bắp chân của người mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường âm ỉ, không quá mức chịu đựng. Nếu muốn giảm đau nhanh, người bệnh có thể lựa chọn thuốc giảm đau thông thường. Dưới đây là một số ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thuốc giảm đau cho người mắc suy giãn tĩnh mạch.
Có nên dùng thuốc giảm đau cho người mắc suy giãn tĩnh mạch?
Theo bác sĩ chuyên khoa mạch máu, người mắc suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu chỉ nhận thấy các cơn đau âm ỉ sau khi đứng hoặc ngồi lâu. Cơn đau này thường âm thầm, chủ yếu đau nhiều vào buổi chiều tối, hoặc đau khi sờ vào vùng tĩnh mạch nổi lên. Cường độ cơn đau thường nhẹ nhưng dai dẳng không hết và có thể thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi, kê cao chân. Do vậy, không nhất thiết phải dùng thuốc giảm đau cho những trường hợp này.
Khi suy giãn tĩnh mạch có biến chứng lở loét, hoại tử hoặc có cục máu đông trong thành mạch gây viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sẽ gây đau nhức nhiều hơn. Lúc này có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như:
- Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như: Paracetamol và thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID).
- Thuốc giảm đau kê đơn như: Morphine, Oxycodone, Codeine, Hydrocodone… theo đơn chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Loại thuốc này không được phép tự ý mua và dùng sai liều lượng.
Có rất nhiều loại thuốc giảm đau nhưng người bệnh không nên tùy tiện sử dụng
Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau cho người mắc suy giãn tĩnh mạch
Thuốc giảm đau chỉ thực sự đem lại hiệu quả và an toàn với sức khỏe khi được dùng đúng liều lượng. Nếu dùng sai cách có thể dẫn đến tác dụng phụ đến hệ thần kinh, thậm chí có thể tử vong nếu dùng quá liều trong thời gian dài.
Cụ thể tác dụng phụ của thuốc giảm đau như sau:
- Acetaminophen (paracetamol) dùng quá liều có thể gây ảnh hưởng đến chức năng Gan, nhất là khi dùng thuốc chung với loại đồ uống có cồn.
- NSAID có thể gây xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, cẩn trọng khi dùng cho người có tiền sử cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận.
- Opioid có thể gây buồn ngủ, do vậy khuyến cáo không dùng khi đang lái xe hoặc sử dụng máy móc.
Chỉ dùng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không dùng theo cảm tính.
Thuốc trị suy giãn tĩnh mạch có tác dụng giảm đau tĩnh mạch không?
Bác sĩ chuyên khoa cho rằng các loại thuốc trị suy giãn tĩnh mạch mặc dù không có thành phần thuốc giảm đau nhưng vẫn có thể giúp giảm triệu chứng đau tĩnh mạch nhờ kết hợp các thành phần kích thích lưu thông máu, tăng độ bền thành mạch để máu huyết được vận chuyển đến các cơ quan. Khi tình trạng ứ đọng máu thuyên giảm sẽ khiến bớt đau, nặng chân.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị suy giãn tĩnh mạch như: thuốc Đông y, thuốc trị suy giãn tĩnh mạch của Mỹ, kem bôi trị suy giãn tĩnh mạch của Nga…. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc theo chủ quan để đảm bảo an toàn.
Bác sĩ chuyên mạch máu cũng khuyên người bệnh nên duy trì các thói quen tốt cho mạch máu, giúp giảm đau tĩnh mạch như:
- Tập thể dục phù hợp với thể trạng. Người bị suy giãn tĩnh mạch nông có thể tập đi bộ, đạp xe, mỗi ngày khoảng 30 phút để cơ chân vận động, đưa máu từ chân về tim tốt nhất.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia rất có hại cho mạch máu.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung vitamin C, các loại rau củ tốt cho mạch máu như cà chua, cà rốt, súp lơ xanh, rau cải bắp, tỏi, gừng… đều có lợi cho thành mạch.
- Không thoa dầu nóng lên tĩnh mạch chân khiến bệnh nặng nề hơn.
- Mặc đồ rộng rãi, không mặc đồ bó sát, không đi giày cao gót rất có hại cho mạch máu.
Thuốc giảm đau tĩnh mạch chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không nên tùy tiện sử dụng bừa bãi.