Thuốc trị giãn tĩnh mạch ở mặt gồm những loại nào? Có gây tác dụng phụ không?
Giãn tĩnh mạch ở mặt khiến người bệnh mất tự tin khi các tĩnh mạch nhỏ li ti như mạng nhện xuất hiện. Vì vậy rất nhiều người băn khoăn có nên dùng thuốc trị giãn tĩnh mạch ở mặt không và nên sử dụng như thế nào cho đúng? Cùng tìm hiểu thêm qua nội dung bài viết dưới đây.
Giãn tĩnh mạch ở mặt gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng
Giãn tĩnh mạch ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là ở phụ nữ sau 30 tuổi. Người bệnh sẽ nhận thấy rõ mạch máu nổi li ti tương tự như mạng nhện chằng chịt dưới da. Các mạch máu này thường có màu đỏ, xanh hoặc tím và dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Giãn tĩnh mạch ở mặt thường xảy ra khi tĩnh mạch giãn nở hoặc vỡ ra. Mặc dù giãn mao mạch không gây nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến người bệnh tự ti.
Giãn tĩnh mạch ở mặt thường xuất hiện ở vùng da mỏng như má, trán, thái dương. Giãn tĩnh mạch còn có thể gặp ở cánh tay, đặc biệt là chân (còn được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới).
Người bệnh tự ti, buồn bã vì giãn mạch máu ở mặt
Giãn tĩnh mạch ở mặt: Đa phần gặp ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên
Giãn tĩnh mạch ở mặt chủ yếu gặp ở nữ giới do nhiều yếu tố tác động như:
Do các bệnh lý ở da.
Do lạm dụng mỹ phẩm, đặc biệt là các mỹ phẩm có thành phần Corticoid khiến bào mòn da, làm da mỏng, yếu, nhìn thấy rõ mạch máu dưới da.
- Do da mặt thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, làm da đen, sạm và lão hóa nhanh hơn.
- Do lão hóa: Tuổi tác càng cao thì làn da đàn hồi càng kém, dẫn đến nổi tĩnh mạch.
- Do rối loạn nội tiết tố: Nữ giới ở tuổi dậy thì, mang thai, sau khi sinh con hay tiền mãn kinh đều có sự biến động hormone, dẫn đến những thay đổi về mạch máu dưới da.
- Do sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia, đồ ăn cay nóng đều là yếu tố nguy cơ dẫn đến giãn mao mạch ở da.
- Do yếu tố di truyền: Di truyền quyết tố đến cấu trúc và sắc tố da. Gia đình có bố hoặc mẹ mắc suy giãn tĩnh mạch thì con cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Giãn tĩnh mạch nặng điều trị khó khăn
Giãn tĩnh mạch ở mặt chủ yếu gây mất thẩm mỹ, trong khi giãn tĩnh mạch ở chân có thể làm tăng biến chứng lở loét, hoại tử, viêm tắc mạch máu dẫn đến thương tổn nặng nề, khó hồi phục. Giãn tĩnh mạch chân và tay cũng gây nên các triệu chứng tê bì, đau mỏi, phù nề, chuột rút… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt.
Thuốc điều trị giãn mao mạch: Tuyệt đối không sử dụng tùy tiện
Nhiều chị em bị giãn tĩnh mạch ở mặt cho rằng bôi các loại mỹ phẩm có thành phần chăm sóc da sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, thực tế làn da của bạn đang bị tổn thương, và càng sử dụng các loại mỹ phẩm không đúng cách càng khiến tình trạng giãn mạch máu nghiêm trọng hơn.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị, cải thiện thẩm mỹ như:
- Sử dụng liệu pháp Laser: Phương pháp này sử dụng nhiệt giúp bịt kín các mạch máu bị giãn, không gây đau và thời gian phục hồi ngắn. Sử dụng tia laser còn hỗ trợ cho làn da khỏe mạnh, đều màu. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém và dễ bị tái phát.
- Phương pháp tiêm xơ: Tiêm xơ sử dụng dung dịch bơm trực tiếp vào mạch máu, làm mạch máu teo lại, xơ cứng. Mạch máu bị bệnh sẽ teo nhỏ và lưu lượng máu chuyển đổi sang mạch máu khác khỏe mạnh hơn, làm hết triệu chứng nổi gân xanh, đỏ trên da. Tiêm xơ tĩnh mạch có thể gây đau và dễ tái phát.
- Sử dụng bài thuốc của Y học cổ truyền: Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị giãn tĩnh mạch, tuy nhiên sử dụng thuốc Tây dài ngày thường không có lợi, ảnh hưởng xấu đến Gan, Thận. Vì vậy, rất nhiều người áp dụng các bài thuốc của Y học cổ truyền, kết hợp các dược liệu hoạt huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng độ đàn hồi cho tĩnh mạch, làm giảm giãn tĩnh mạch tận gốc. Sử dụng thảo dược tự nhiên mang lại hiệu quả lâu dài, không gây tác dụng phụ.
Ngoài các biện pháp trên, người bệnh có thể tham khảo thêm một cách trị giãn tĩnh mạch ở mặt bằng cây lá tự nhiên như:
- Dùng giấm táo: Giấm táo có tác dụng giảm mẩn đỏ, làm se da mặt, giúp kéo căng bề mặt da. Bạn có thể dùng miếng bông gòn chấm dung dịch giấm táo thoa lên vùng da mỗi ngày để giảm bớt khó chịu do giãn tĩnh mạch.
- Vitamin C: Bổ sung vitamin C là cách rất tốt để bảo vệ da, giữ cho mạch máu khỏe mạnh và tăng độ đàn hồi cho da. Người bệnh nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C từ rau xanh, hoa quả hoặc sử dụng viên uống vitamin C theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Massage vùng mặt: Massage nhẹ nhàng, đúng cách sẽ giúp tăng cường lưu thông máu dưới da, giúp cải thiện tình trạng giãn mạch máu.
Giãn tĩnh mạch ở mặt là tình trạng phổ biến khiến nhiều người mất tự tin trong cuộc sống. Người bệnh không nên tùy tiện sử dụng thuốc trị giãn tĩnh mạch ở mặt mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Muốn phòng tránh giãn tĩnh mạch ở mặt, bạn nên sử dụng mỹ phẩm phù hợp, không dùng chất kích thích và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.