Thuốc uống giãn tĩnh mạch dùng sai cách hậu quả tai hại
Thuốc uống giãn tĩnh mạch là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số loại thuốc Tây thường được bác sĩ kê đơn và lưu ý khi sử dụng.
Điểm danh một số loại thuốc uống giãn tĩnh mạch thường dùng
Thuốc giãn mạch (tên tiếng Anh là: vasodilator), đây là thuốc mang lại công dụng làm giãn tế bào cơ trơn trong thành mạch, khiến mạch máu nở rộng, giúp tăng cường lưu thông máu huyết, giúp giảm áp lực đến thành mạch.
Các loại thuốc giãn mạch được chia làm 3 nhóm như sau:
- Thuốc uống giãn mạch tác động đến tĩnh mạch.
- Thuốc uống giãn mạch tác động đến động mạch.
- Thuốc hỗn hợp tác động lên tĩnh mạch và động mạch. Hầu hết các loại thuốc uống giãn mạch đều thuộc nhóm hỗn hợp.
Có rất nhiều loại thuốc giãn mạch trên thị trường
Tác dụng của các loại thuốc uống giãn tĩnh mạch thường dùng
Các loại thuốc này mang lại công dụng giảm nồng độ ion Ca2+ có trong mạch máu và tế bào cơ trơn của thành mạch, dẫn đến giãn nở thành mạch máu, làm tăng cường lưu thông máu.
Dưới đây là một số loại thuốc giãn mạch thường được chỉ định:
- Nhóm thuốc nitrat: isosorbid mononitrat, glyceryl trinitrat, isosorbid dinitrat…
- Nhóm thuốc đối kháng canxi: verapamil, amlodipin, ditilazem…
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển: lisnopril, enalapril, captopril,…
- Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II: valsartan, losartan,…
- Nhóm thuốc chẹn alpha: doxazosin, alfuzosin, prazosin…
- Nhóm thuốc ức chế enzym phosphodiesterase-5 (PDE-5): tadalafil, vardenafil, sildenafil, …
Thuốc giãn mạch giúp tăng cường lưu thông máu
Thuốc uống giãn tĩnh mạch chỉ định cho đối tượng nào?
Thuốc uống giãn tĩnh mạch bao gồm rất nhiều loại, thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Điều trị suy giãn tĩnh mạch:
Đây là bệnh hình thành so suy giảm chức năng mạch máu từ chân quay trở về tim, dẫn đến máu huyết bị ứ đọng, chân phù nề. Người bệnh có biểu hiện chân dưới căng tức, khó chịu, đau, phù nề, tĩnh mạch nổi to hoặc dạng lưới dưới chân. Bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Đặc biệt, những người có công việc thường xuyên phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ như bảo vệ, lễ tân, giáo viên, nhân viên bán hàng, lái xe, công nhân….
- Người mắc cao huyết áp:
Thuốc uống giãn tĩnh mạch có thành phần làm hạ huyết áp thường được sử dụng để trị bệnh cao huyết áp như: nifedipin, felodipin, amlodipine… là những thuốc đối kháng Canxi hoặc captopril, lisnopril, enalapril… ức chế men chuyển hóa.
- Đau thắt ngực:
Bệnh nhân mắc động mạch vành sẽ không đủ máu cung cấp cho tim, dẫn đến hệ quả đau thắt ngực. Một số loại thuốc giãn mạch thuộc nhóm Nitrat thường dùng để giảm đau thắt ngực là: isosorbit mononitrat, isosorbit dinitrate, glyceryl trinitrat, …) làm tăng lưu luợng máu qua tim nên thường được chỉ định điều trị bệnh đau thắt ngực.
- Điều trị bệnh suy tim:
Người bệnh có cơ tim bị suy yếu, không đủ bơm máu đến các cơ quan có thể được chỉ định dùng các loại thuốc giãn mạch như: captopril, lisnopril, enalapril là thuốc ức chế men chuyển hóa, losartan, ibesartan là loại thuốc đối kháng angiotensin II, hoặc thuốc metoprolol, bisoprolol là thuốc chẹn Beta.
- Điều trị bệnh lý rối loạn cương dương:
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc sildenafil, tadalafil, vardenafil thuộc nhóm ức chế enzym PDE-5 giúp làm giãn cơ trơn ở dương vật, làm tăng lưu lượng máu đến dương vật gây cương cứng.
Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc uống giãn tĩnh mạch
Các loại thuốc này chỉ được kê theo đơn, tuyệt đối không dùng theo cảm tính bởi vì:
- Thuốc giãn mạch gây nhiều tác dụng phụ như: chóng mặt, đau tức ngực, buồn nôn, phù nề, tăng nhịp tim….
- Không dùng thuốc giãn mạch cho người có tiền sử huyết áp thấp, người bị thiếu máu, phụ nữ mang thai….
- Không kết hợp nhóm thuốc ức chế Enzym PDE – 5 với nhóm thuốc Nitrat vì có thể gây biến chứng đến tim.
- Cần sử dụng đúng theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, không tùy tiện mua và uống để tránh tác dụng phụ đến Gan, thận, hệ tiêu hóa.
Bài viết tổng hợp các loại thuốc uống giãn tĩnh mạch theo lời khuyên của bác sĩ. Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, người bệnh cần phải đi thăm khám cụ thể để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.