Thuốc uống trị suy giãn tĩnh mạch dùng đúng cách theo ý kiến chuyên gia
Thuốc uống trị suy giãn tĩnh mạch có rất nhiều loại nhưng uống thuốc cần phải chọn lọc để đem lại hiệu quả, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng Gan, Thận. Vậy dùng thuốc uống trị suy giãn tĩnh mạch như thế nào mới đúng? Dưới đây là lời khuyên dành cho bạn.
Vì sao suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến?
Suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi hệ thống tĩnh mạch bị suy yếu, khiến máu bị ứ đọng trong thành mạch. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến các mô xung quanh bị biến dạng.
Bệnh ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Bệnh càng nặng các triệu chứng dưới đây càng gia tăng:
- Xuất hiện nổi tĩnh mạch thành dạng lưới hoặc có hình như con giun ngoằn ngoèo dưới da.
- Biểu hiện đau chân, đau nhiều khi đứng lâu.
- Nhức mỏi chân.
- Châm chích tay, chân.
- Sưng bàn chân, mắt cá chân.
- Chuột rút nhiều về đêm.
Ước tính khoảng 20% người trưởng thành bị mắc suy giãn tĩnh mạch. Bệnh có tính chất di truyền nên những người có bố mẹ đã từng bị suy giãn tĩnh mạch cũng có khả năng bị bệnh cao hơn. Người thừa cân, béo phì hoặc làm công việc phải bê vác các vật nặng, đứng hoặc ngồi lâu đều có khả năng mắc bệnh cao do máu huyết lưu thông kém. Ngoài ra, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới. Nguyên nhân có thể do hormone nội tiết tố, phụ nữ mang thai hoặc uống thuốc tránh thai đều làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến lở loét, viêm da, nhiễm trùng. Nguy hiểm nhất là biến chứng cục máu đông khiến viêm tắc mạch máu, thậm chí thuyên tắc động mạch phổi làm tăng nguy cơ đột tử.
Van tĩnh mạch bị suy giảm chức năng làm máu ứ trệ
Các loại thuốc uống trị suy giãn tĩnh mạch được bác sĩ kê đơn
Khi bạn nhận thấy các dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chi dưới, nên tới bệnh viện để được chẩn đoán bằng siêu âm và kê đơn thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc bạn có thể tham khảo:
- Thuốc Rotuven 3000: Đây là thuốc uống trị suy giãn tĩnh mạch sản xuất tại Mỹ, giúp tăng sức bền thành mạch, kích thích tuần hoàn máu, cải thiện các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
- Thuốc Carusos Veins Clear: Loại thuốc uống trị suy giãn tĩnh mạch này được sản xuất tại Úc, có thành phần là tinh chất hạt nho, ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch.
- Thuốc Venpoten: Loại thuốc này có nguồn gốc ở New Zealand: giúp tăng hiệu quả phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng đau nhức, tê mỏi của suy giãn tĩnh mạch.
Hình ảnh thuốc Venpoten
Ngoài ra, trên thị trường còn có rất nhiều loại gel, kem bôi trị suy giãn tĩnh mạch khác như:Varicofix, Venen Gel Das Gesunde Plus, Varikosette, Advanced Clinicals Vein Care… đều có công dụng tương tự.
Lưu ý khi dùng thuốc uống trị suy giãn tĩnh mạch
Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch không nên tự ý mua thuốc điều trị bệnh mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc dùng thuốc không đúng cách, hoặc không phù hợp với thể trạng bệnh lý đang gặp phải có thể gây biến chứng đến hệ tiêu hóa, Gan, Thận.
Trường hợp dùng thuốc Tây y không hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp sử dụng thảo dược Đông y, dùng tất áp lực, chích xơ tĩnh mạch, phẫu thuật hoặc ứng dụng trị bệnh bằng sóng cao tần, tia laser.
Để tăng hiệu quả điều trị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh nên kết hợp các biện pháp tại nhà như:
- Tham khảo các bài tập nâng cao chân thường xuyên để tuần hoàn máu ở chân được điều hòa đến các cơ quan, giảm ứ đọng.
- Tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe. Bạn nên lựa chọn đi bộ, bơi lội, tập Yoga, dưỡng sinh, đạp xe… đều là những bộ môn giúp cơ chân được vận động.
- Tăng cường các thực phẩm giàu chất chống oxi hóa, vitamin, khoáng chất, nhất là rau xanh và chất xơ.
- Nên theo dõi cân nặng thường xuyên, tránh để tăng cân quá nhanh.
- Không massage bằng dầu nóng lên vùng chân bị giãn tĩnh mạch.
- Không mặc đồ bó sát khiến tuần hoàn máu kém.
- Không nên đứng hoặc ngồi lâu, nên có thời gian giải lao giữa giờ làm việc, kê cao chân khi làm việc hoặc khi ngủ đều khiến cải thiện tuần hoàn máu.
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc uống trị suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.