Thuốc uống trị suy giãn tĩnh mạch: Top 3 nhóm thuốc phổ biến nhất
Những người thường xuyên phải làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều, phụ nữ mang thai, thừa cân, béo phì… đều làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch. Thuốc uống trị suy giãn tĩnh mạch gồm có những loại nào, dùng như thế nào cho đúng?. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Biểu hiện mắc suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng coi thường những dấu hiệu nhỏ
Giãn tĩnh mạch chân khiến người bệnh luôn có cảm giác bồn chồn, tê mỏi, đau nhức chân. Bệnh càng nặng thì các triệu chứng của bệnh càng diễn biến nghiêm trọng:
- Cảm giác nặng chân, mỏi chân, phù nề.
- Phù nề nhiều ở mu bàn chân, cẳng chân.
- Đau mỏi, căng tức, tê bì chân như có kiến cắn.
- Chuột rút nhiều về đêm.
- Tĩnh mạch nổi to, rõ ở cổ chân, cẳng chân, bắp đùi.
Suy giãn tĩnh mạch ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới
Suy giãn tĩnh mạch phổ biến nhất là ở vùng chi dưới với các cấp độ điển hình như:
- Cấp độ 0: Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch không rõ ràng. Người bệnh thường phát hiện khi vô tình đi thăm khám.
- Cấp độ 1: Biểu hiện giãn tĩnh mạch mạng lưới, kích cỡ nhỏ từ 1 – 3mm.
- Cấp độ 2: Đường kính tĩnh mạch tăng cao >3mm.
- Cấp độ 3: Dấu hiệu phù chi, nhưng không ảnh hưởng đến sắc tố da.
- Cấp độ 4: Có nhiều sự thay đổi rõ rệt trên da: nhiều vết chàm, xơ lớp mỡ, teo da.
- Cấp độ 5: Trên da có vết loét tĩnh mạch, nhưng khả năng điều trị cao.
- Cấp độ 6: Vết loét hình thành, nghiêm trọng, khó điều trị, mưng mủ, chảy máu.
Rất nhiều người ở giai đoạn bệnh nhẹ đã không phát hiện, thậm chí chủ quan không điều trị, hoặc điều trị không đúng, nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các dấu hiệu của bệnh trở nên nặng nề, khó điều trị dứt điểm. Những biến chứng của suy giãn tĩnh mạch bao gồm: viêm tĩnh mạch, cục máu đông trong thành mạch. Cục máu đông này có thể vỡ ra, di chuyển về động mạch phổi, gây thuyên tắc động mạch, nguy hiểm đến tính mạng. Ngay cả khi mắc bệnh nhẹ cũng gây không ít phiền toái cho người bệnh bởi các triệu chứng phù nề, đau đớn, khó chịu, mất thẩm mỹ.
Thuốc uống trị suy giãn tĩnh mạch: Khi nào nên sử dụng?
Với trường hợp mắc suy giãn tĩnh mạch nhẹ có thể kiểm soát dấu hiệu bệnh bằng các bài tập thể dục, đeo vớ tĩnh mạch, kiểm soát cân nặng, ăn uống lành mạnh…. Dùng thuốc giãn tĩnh mạch không thể tùy tiện mà cần dùng đúng loại, đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số nhóm thuốc trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến nhất gồm:
1. Nhóm thuốc gây xơ cứng thành mạch
Thuốc gây xơ cứng thành mạch thường được dùng để tiêm trực tiếp vào thành mạch, làm teo nhỏ tĩnh mạch bị bệnh để máu huyết luân chuyển sang vùng tĩnh mạch khác. Phương pháp tiêm xơ tĩnh mạch chỉ áp dụng cho trường hợp mắc giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc giãn tĩnh mạch nông đường kính từ 1 – 3mm.
Tiêm xơ tĩnh mạch bắt buộc phải được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn
Hoạt chất sử dụng để tiêm xơ thường là Natri tetradecyl sulfate. Kỹ thuật tiêm xơ tĩnh mạch cần phải được áp dụng bởi bác sĩ chuyên khoa để tránh các biến chứng nguy hiểm. Loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông nên tuyệt đối không dùng bừa bãi.
Nhóm thuốc gây xơ cứng mạch máu sử dụng đường tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch bị giãn và chỉ sử dụng trong bệnh viện. Hoạt chất thường gặp trong nhóm này bao gồm:. Do hoạt động của các thuốc này có liên quan đến việc hình thành cục máu đông nên nếu có các vấn đề liên quan đến đông máu cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.
2. Nhóm thuốc uống làm bền thành mạch
Thuốc uống làm bền thành mạch giúp cho tĩnh mạch khỏe mạnh, vững chắc, giảm triệu chứng và ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch. Thuốc thường được tạo nên từ các hoạt chất tự nhiên như: tinh chất Rutin có trong hoa hòe, Flavonoid, Hesperidin, Diosmin, Venamitol,… Thuốc có tác dụng bảo vệ thành mạch, tăng độ đàn hồi tĩnh mạch, từ đó giảm phù nề, đau nhức.
3. Nhóm thuốc dược liệu trị suy giãn tĩnh mạch
Các thảo dược tự nhiên được đánh giá cao bởi độ an toàn, không gây tác dụng phụ. Sử dụng các thảo dược tự nhiên được kiểm chứng mang lại hiệu quả kiểm soát giãn tĩnh mạch chân, điều hòa lưu thông máu, bảo vệ thành mạch. Một số dược liệu quen thuộc thường dùng để trị suy giãn tĩnh mạch gồm:
- Đương quy, Xuyên khung, Bạch truật, Đan sâm: Giúp tăng tuần hoàn máu, hoạt huyết, giảm sưng, ngăn ngừa phù nề tĩnh mạch.
- Hoa hòe: Có chứa hoạt chất Rutin được nghiên cứu có khả năng chống oxy hóa, giảm đau nhức, làm bền thành mạch, tăng cường cải thiện hoạt động của van tĩnh mạch, ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch.
Top thảo dược quý trong Đông y có tác dụng hoạt huyết, thông mạch
Thảo dược tự nhiên lành tính đã được kiểm chứng qua hàng nghìn bài thuốc của Y học cổ truyền, giúp giảm các biểu hiện khó chịu, phòng ngừa biến chứng huyết khối tĩnh mạch.
Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc uống trị suy giãn tĩnh mạch
Khi dùng thuốc uống trị suy giãn tĩnh mạch cần lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo hiệu quả:
- Dị ứng thuốc: Trường hợp bệnh nhân có dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc cần phải báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hội chẩn. Nếu có các biểu hiện dị ứng sau khi dùng thuốc như: ngứa, nổi mẩn, phù nề… cần đến ngay bệnh viện để theo dõi.
- Rối loạn tuần hoàn: Nhóm thuốc gây xơ hóa thành mạch có khả năng làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch nên bắt buộc phải tham khảo ý kiến của chuyên gia và lựa chọn cơ sở bệnh viện uy tín để tiến hành.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Đây là nhóm đối tượng không nên điều trị suy giãn tĩnh mạch, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
- Biện pháp phòng ngừa tái phát: Nếu đang điều trị suy giãn tĩnh mạch cần kết hợp các biện pháp khác như mang tất y khoa, tập thể dục đều đặn, thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế đứng lâu, ngồi nhiều.
- Đề phòng tác dụng phụ của thuốc: Loại thuốc gây xơ hóa tĩnh mạch có thể gây nên nhiều tác dụng phụ như đau rát, khó thở, chóng mặt, tê chân, khó thở… nên cần theo dõi và có biện pháp xử lý phù hợp.
- Phối hợp thuốc: Người bệnh không nên tự ý phối hợp các loại thuốc với nhau nếu không tham khảo ý kiến của bác sĩ vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nội dung bài viết đã gợi ý cho bạn 3 nhóm thuốc uống trị suy giãn tĩnh mạch phổ biến nhất và những lưu ý khi sử dụng. Để điều trị đạt hiệu quả hơn, bạn nên tới cơ sở chuyên khoa uy tín để làm xét nghiệm, siêu âm chẩn đoán và kê thuốc đúng thể trạng.