Tìm hiểu về bệnh giãn tĩnh mạch theo ý kiến của chuyên gia mạch máu
Bệnh giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch nổi lên, có thể nhìn thấy rõ qua da. Tìm hiểu về bênh giãn tĩnh mạch là nhu cầu của rất nhiều người. Bài viết tổng hợp ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mạch máu giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch nhanh nhất.
Tìm hiểu chung về bệnh giãn tĩnh mạch xảy ra ở vị trí nào?
Cấu tạo các động mạch dẫn truyền máu từ oxy đến tim, còn các tĩnh mạch trong cơ thể thì ngược lại, dẫn truyền máu từ các bộ phận khác quay trở lại tim. Suy giãn tĩnh mạch khiến cho tĩnh mạch sưng, phồng lên, giãn ra, có thể nhìn thấy trực tiếp qua da.
Suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra chủ yếu ở vùng tĩnh mạch tay và tĩnh mạch chân. Trong đó, phổ biến nhất là ở tĩnh mạch chân do cấu tạo tĩnh mạch chân dài và nằm cách xa tim, nên lưu lượng máu thường giảm.
Suy giãn tĩnh mạch chân gồm có các loại: tĩnh mạch nông cấu tạo nằm gần da nhất, tĩnh mạch sâu ở bên trong các nhóm cơ và tĩnh mạch xuyên đảm nhiệm nối liền tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu. Trong đó, tĩnh mạch sâu đảm nhiệm tới 90% lượng máu dẫn truyền từ tĩnh mạch chủ đến tim. Suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu.
Cơ chế gây suy giãn tĩnh mạch chân
Cơ chế gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch
Trong tư thế đứng thẳng, máu huyết sẽ lưu thông trong tĩnh mạch, chảy ngược từ chân trở về tim. Cơ chân sẽ thực hiện ép chặt tĩnh mạch sâu vào bàn chân, bắp chân, để đẩy lên đùi và đi tới tĩnh mạch chủ. Van tĩnh mạch nằm bên trong tĩnh mạch sẽ đảm bảo cho máu di chuyển đúng hướng về phía tim. Van tĩnh mạch mở ra, đóng lại theo cơ chế tự động, giúp máu không bị chảy ngược xuống vùng chân.
Quá trình bơm máu tự động thường xảy ra khi chân co lên, vận động nhiều. Vì vậy, khi bạn làm các công việc phải đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài, máu trong vùng tĩnh mạch chân bị ứ đọng lại, sẽ dẫn đến tĩnh mạch giãn ra. Thành mạch suy yếu, van tĩnh mạch bị hư hại sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
Nhận biết triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch
Tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch không thể thiếu các biểu hiện nhận biết. Người mắc suy giãn tĩnh mạch thường có các dấu hiệu như:
- Nặng chân, mỏi chân.
- Tê bì, châm chích ở chân.
- Chuột rút vào ban đêm.
- Búi tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo, nhìn và sờ thấy dưới da.
- Màu sắc da chân thay đổi, kích ứng da hoặc viêm loét da.
Suy giãn tĩnh mạch nặng có thể dẫn đến nguy cơ mắc Huyết khối tĩnh mạch sâu khiến chân phù, sưng mỏi, thậm chí tăng nguy cơ thuyên tắc động mạch phổi nguy hiểm đến tính mạng.
Các cấp độ giãn tĩnh mạch chân
Các yếu tố nguy cơ làm tăng suy giãn tĩnh mạch chân
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm: di truyền, thừa cân, béo phì, ít vận động, nghiện thuốc lá, công việc phải đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài, hoặc do rối loạn đông máu.
Phụ nữ có tỉ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch chân cao gấp 3 lần nam giới. Độ tuổi phổ biến mắc bệnh thường từ 30 – 70 tuổi. Tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch thông qua các yếu tố nguy cơ giúp người bệnh phòng tránh tốt hơn.
Khám suy giãn tĩnh mạch chân như thế nào?
Quy trình thăm khám suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm:
- Hỏi thăm tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý.
- Khám lâm sàng để phát hiện vị trí bị suy giãn tĩnh mạch chân.
- Thực hiện kĩ thuật siêu âm Duplex bằng sóng siêu âm có tần số cao giúp bác sĩ chẩn đoán tốc độ lưu thông máu, khảo sát cấu trúc của vùng tĩnh mạch chân. Kĩ thuật siêu âm thường mất khoảng 40 phút. Bác sĩ cũng có thể xác định nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch thông qua kĩ thuật siêu âm như: có hình ảnh cục máu đông hay không, vị trí cục máu đông….
Tổng hợp một số phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch
Bạn đã tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch qua các nguyên nhân, biểu hiện. Dưới đây là các phương pháp điều trị giúp giảm nhanh triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như:
- Phương pháp vật lý trị liệu:
Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng khi bị giãn tĩnh mạch chân giai đoạn nhẹ hoặc trung bình nên chú ý vận động chân mỗi ngày. Người bệnh có thể thực hiện các thao tác giơ chân lên cao hơn tim trong khoảng 15 phút để dồn máu xuống tim tốt hơn. Ngoài ra, các bài tập như đạp xe trên không, đi bộ, đạp xe đạp quanh sân, bơi lội… cũng là cách tốt để cải thiện lưu thông máu, giảm nhanh suy giãn tĩnh mạch.
- Đeo vớ áp lực:
Sử dụng vớ áp lực có độ đàn hồi cao giúp ép vùng tĩnh mạch và tăng lưu lượng máu chảy qua tĩnh mạch sâu, làm giảm nhanh suy giãn tĩnh mạch. Đeo vớ áp lực chỉ áp dụng cho các tĩnh mạch ở bệnh nhân có biểu hiện nhẹ, không áp dụng cho những trường hợp bị lở loét, viêm nhiễm.
Đeo vớ áp lực chân nên thực hiện hàng ngày, trừ khi đi ngủ. Đồng thời, khoảng 6 tháng/ lần người bệnh nên đi thăm khám, đổi size phù hợp để đảm bảo hiệu quả tốt hơn.
Đeo vớ áp lực giúp tăng cường lưu thông máu, giảm các triệu chứng khó chịu
- Phương pháp xơ hóa tĩnh mạch:
Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc xơ hóa vào thành mạch, làm tĩnh mạch bị bệnh sẽ bít tắc hoàn toàn. Máu huyết sẽ di chuyển sang vùng tĩnh mạch khác. Tĩnh mạch bị bệnh sẽ dần co lại và biến mất hoàn toàn, không ảnh hưởng gì đến quá trình lưu thông máu.
Chích xơ hóa tĩnh mạch
- Phương pháp Stripping – lột tĩnh mạch:
Bác sĩ thực hiện rách đường nhỏ vùng bẹn, sau đó rạch thêm một đường ở gần mắt cá chân. Bác sĩ sẽ thực hiện thắt, tách các nhánh tĩnh mạch bị suy giãn với vùng tĩnh mạch hiển. Sau đó thực hiện lột bỏ tĩnh mạch hiển.
Phương pháp phẫu thuật Stripping
- Phương pháp dùng tia laser hoặc sóng cao tần nội mạch:
Phương pháp này sử dụng nhiệt độ cao, ít xâm lấn để loại bỏ giãn mạch bị giãn. Dựa vào hình ảnh thu nhận được, bác sĩ sẽ thực hiện đốt, cắt, đóng kín tĩnh mạch bị giãn. Kĩ thuật này được đánh giá không để lại sẹo.
Phương pháp trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần
- Phương pháp sử dụng thảo dược tự nhiên:
Áp dụng các bài thuốc Đông y được ứng dụng qua hàng ngàn năm, mang lại hiệu quả tốt, không gây tác dụng phụ. Đông y cho rằng người mắc suy giãn tĩnh mạch cần thông mạch, hoạt huyết, kết hợp tăng cường sức bền thành mạch để giảm nhanh các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Hàng ngàn dược liệu của Y học cổ truyền đã được kiểm duyệt, mang lại chất lượng và an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, người dùng cần sử dụng lâu dài, kết hợp ăn uống, vận động đúng cách.
Thảo dược Đông y trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả nhờ thông mạch, hoạt huyết, cải thiện tuần hoàn máu
Bí quyết sống lành mạnh cùng suy giãn tĩnh mạch
Để giảm các triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp vận động đúng cách. Dưới đây là một số bí quyết đơn giản giúp bạn chăm sóc đôi chân suy giãn tĩnh mạch:
- Tăng cường tập thể dục thể thao: Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, Yoga… là những bộ môn rất có lợi cho mạch máu.
- Kiểm soát chế độ ăn uống và cân nặng: Người bệnh nên tăng cường các thực phẩm giàu rau xanh, hoa quả, giảm các thực phẩm như dầu mỡ, đồ ngọt, chất béo… giúp mạch máu khỏe mạnh.
- Chọn trang phục phù hợp: Người bệnh nên tránh mang giày cao gót, sử dụng giày đế thấp để tăng cường lưu thông máu cho vùng chân. Không nên mặc các trang phục bó sát.
- Tập nâng cao chân nhiều, có thể nâng cao chân khi ngủ để máu dồn xuống tim.
- Không đứng hoặc ngồi lâu, nên thay đổi tư thế liên tục để hỗ trợ lưu thông máu.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh giãn tĩnh mạch về các cơ chế gây bệnh, nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị. Người bệnh có biểu hiện nổi tĩnh mạch chân nên sớm đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn phù hợp với tình trạng bệnh nhất.