Tĩnh mạch ở cổ tay nổi to màu xanh tím có làm sao không?
Tĩnh mạch ở cổ tay nổi lên nhìn thấy rõ rệt có làm sao không?. Đây là một trong những triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch tay thường kèm theo hiện tượng tê bì, đau nhức cánh tay.
Tổng hợp nguyên nhân khiến tĩnh mạch ở cổ tay nổi to màu xanh tím
Suy giãn tĩnh mạch thường phổ biến ở chân nhiều hơn. Cấu tạo của tĩnh mạch ở cổ tay thường nằm dưới lớp da mỏng nên nổi thấy rõ hơn các vùng khác. Ngoài ra, một số yếu tố khác dẫn đến giãn tĩnh mạch tay như:
- Tuổi tác cao khiến van tĩnh mạch dần suy yếu, tuần hoàn máu kém hiệu quả. Máu bị ứ đọng trong tĩnh mạch không được di chuyển về tim sẽ dẫn đến giãn tĩnh mạch nhìn thấy rõ dưới da.
- Nhiệt độ tăng cao cơ thể sẽ có cơ chế làm mát bằng cách bơm máu đến tĩnh mạch nằm sát dưới da dẫn đến suy giãn tĩnh mạch tay. Những người làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cũng cao hơn.
- Tập luyện, làm việc bằng tay cường độ nặng: Lao động nặng nhọc trong thời gian dài cũng thúc đẩy làm tĩnh mạch bị suy giãn.
- Do di truyền, trong gia đình có bố mẹ đã từng mắc suy giãn tĩnh mạch thì con cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch ở cổ tay cản trở vận động
Khi bạn thấy tĩnh mạch ở cổ tay nổi to, rõ màu xanh tím là một trong những biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch tay. Ngoài ra, với những người da trắng hoặc quá gầy cũng là những yếu tố nhìn thấy tĩnh mạch tay nổi to và rõ hơn bình thường. Tĩnh mạch nổi to cũng do viêm tĩnh mạch (thường gặp ở những người thực hiện hoạt động tiêm truyền tay thường xuyên) hoặc do huyết khối tĩnh mạch (cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch gây đau nhức, khó chịu).
Gợi ý phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch ở cổ tay
Giãn tĩnh mạch ở cổ tay thường ít nguy hiểm đến tính mạng. Đa phần giãn tĩnh mạch tay gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh phải đối diện với tình trạng tê tay, mỏi tay, vận động cánh tay kém.
Hiện nay có một số biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch ở cổ tay thường được áp dụng bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn: Phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp giãn quá nặng.
- Điều trị chích xơ: Thường sử dụng cho trường hợp giãn tĩnh mạch mạng nhện, kích thước tĩnh mạch giãn nhỏ.
- Điều trị bằng laser: Sử dụng nhiệt độ cao để đốt, làm co tĩnh mạch giãn để máu huyết chuyển hướng sang tĩnh mạch khỏe mạnh.
- Phẫu thuật tuốt và nối tĩnh mạch: Bác sĩ chuyên khoa thực hiện tuốt bỏ một phần của tĩnh mạch thường không ảnh hưởng đến hoạt động tuần hoàn máu. Chủ yếu áp dụng biện pháp này cho các tĩnh mạch bị giãn lớn.
- Dùng thuốc: Trường hợp giãn tĩnh mạch ở cổ tay kèm theo triệu chứng viêm cần phải kết hợp điều trị bằng kháng sinh, thuốc chống viêm. Trường hợp có cục máu đông trong thành mạch có thể phải sử dụng thuốc chống đông máu để ngăn chặn sự phát triển của cục máu đông.
- Áp dụng bài thuốc Đông y: Nguyên nhân chính của suy giãn tĩnh mạch là do máu huyết bị ứ đọng trong thành mạch máu. Vì vậy, hoạt huyết, thông mạch là điều kiện tiên quyết để trị suy giãn tĩnh mạch. Người bệnh có thể tham khảo các thảo dược hoạt huyết, tán ứ, bổ máu như: Đan sâm, Đương quy, Xuyên khung, Bạch truật…. Bài thuốc của Y học cổ truyền đã được kiểm nghiệm qua hàng nghìn năm, mang lại kết quả điều trị tận gốc.
Nhiều dược liệu Đông y giúp thông mạch, hoạt huyết, tăng cường độ bền thành mạch
Biện pháp ngăn chặn giãn tĩnh mạch ở cổ tay
Để giảm nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch ở cổ tay, người bệnh có thể tham khảo một số hoạt động giúp tăng tuần hoàn máu như:
- Massage hai bàn tay mỗi ngày.
- Thực hiện bài tập kéo căng cổ tay và các ngón tay để giảm tình trạng co cứng khớp, cải thiện tuần hoàn máu.
- Bài tập uốn cong ngón tay về phía sau để tăng cường lưu thông máu.
- Áp 2 bàn tay vào trong tư thế cầu nguyện, sau đó nâng khuỷu tay lên, giữ nguyên tư thế và đưa dần về phía dưới rốn.
- Duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, ít muối để giảm áp lực cho tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch tay thường không tiến triển nguy hiểm như suy giãn tĩnh mạch nông nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Khi nhận thấy biểu hiện tĩnh mạch ở cổ tay nổi ngoằn ngoèo, người bệnh nên đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn đầy đủ hơn.