Top thảo dược trị suy giãn tĩnh mạch chân có sẵn trong vườn nhà ít người biết
Thảo dược trị suy giãn tĩnh mạch chân rất phong phú. Y học cổ truyền sử dụng những dược liệu có công dụng tăng sức bền thành mạch, kết hợp hoạt huyết, kích thích lưu thông máu để phục hồi mạch máu. Dưới đây là những thảo dược tốt cho suy giãn tĩnh mạch nhất.
1. Dược liệu Đan sâm
Đan sâm là thảo dược trị suy giãn tĩnh mạch chân hàng đầu được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc Y học cổ truyền.
Đan sâm có tác dụng làm giãn tiểu động mạch, giúp tăng tuần hoàn máu, ngăn chặn nhồi máu cơ tim. Đan sâm cũng góp phần làm giảm cường độ tức ngực, đau thắt ngực, tăng sức đề kháng của hồng cầu.
Đặc biệt, Đan sâm còn có công dụng chống viêm, hạ sốt, phục hồi chức năng Gan, hạ huyết áp, trị thiếu máu, giảm đau…. Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 8 – 16g.
Một số bài thuốc sử dụng Đan sâm tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch như:
- Bài thuốc Thiên vương bổ tâm đan bao gồm: 8g Đan sâm; Huyền sâm, Địa hoàng mỗi vị khoảng 12g; Mạch môn, Thiên môn mỗi vị 10g; Viễn chí, Phục linh, Bá tử nhàn, Đương quy, Toan táo nhân mỗi vị 8g; Cát cánh, Ngũ vị tử mỗi vị 6g; Chu sa 0,6g. Uống thuốc ngày 1 thang hoặc đem tán nhỏ mỗi ngày uống 20g.
- Bài thuốc bổ can thận, kích thích lưu thông máu: Dùng 2000g Đương quy; Đan sâm, Hà thủ ô, Ngọc trúc, Hoài sơn mỗi vị 400g, Bạch linh, Đơn bì, Trạch tả, Mạch môn, Thù nhục, Thanh bì, Chỉ thực mỗi vị 200g. Đem tán nhỏ, trộn với mật ong tạo thành viên khoảng 5g, mỗi lần uống 4-6 viên.
Thảo dược Đan sâm
2. Xuyên khung
Xuyên khung cũng là thảo dược trị suy giãn tĩnh mạch chân rất tốt cho thành mạch. Thành phần của Xuyên khung bao gồm các hoạt chất ferulic acid, senkyunolide, ligustilide… giúp giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu, hạ huyết áp, trị thiếu máu não, giảm đau đầu, ngăn chặn hình thành cục máu đông…. Ngoài ra, Xuyên khung còn đem lại công dụng kháng khuẩn, an thần.
Tác dụng kháng khuẩn: ức chế nhiều vi khuẩn gây bệnh như Shigella, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella thương hàn và phẩy khuẩn tả.
Một số bài thuốc dùng Xuyên khung:
- Bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang bao gồm: Đương quy, Ngưu tất, Hồng hoa, Sinh địa 12g; Xuyên khung, Cát cánh 6g; Đào nhân 16g; Sài hồ, Chỉ xác 8g; Xích thược 15g, Cam thảo 4g. Mỗi ngày uống 1 thang.
- Bài thuốc Xuyên khung trà điều tán bao gồm: Bạc hà, Xuyên khung 6g; Cam thảo, Tế tân 4g; Bạch chỉ, Kinh giới, Phòng phong 12g; Khương hoạt 8g. Ngày uống 1 thang chia làm 2 lần.
Thảo dược Xuyên khung
3. Thảo dược Đương quy
Đương quy là một trong những thảo dược trị suy giãn tĩnh mạch chân được ưa chuộng nhất. Đương quy có vị cay, tính đắng, mùi thơm, vị ấm giúp hoạt huyết, bổ huyết, kháng viêm, giúp loại bỏ sớm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Một số bài thuốc bổ máu huyết có sử dụng thảo dược Đương quy như:
- Bài thuốc Tứ vật thang gồm có: 8g Bạch thược, 12g Đương quy, 12g Thục địa, 6g Xuyên khung. Sắc thuốc uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
- Sắc thuốc uống khoảng 5-10g Đương quy mỗi ngày cũng giúp bổ máu huyết, tăng tuần hoàn máu.
Thảo dược Đương quy
4. Thục địa
Thục địa là thảo dược trị suy giãn tĩnh mạch chân được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc của Y học cổ truyền. Thục địa có thành phần hóa học bao gồm: B – Sitosterol, Arginine, Mannitol, Rehmannin, Catalpol, Campesterol… giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạ đường huyết, kháng viêm, bổ khí huyết, lợi tiểu, giảm huyết áp.
Mỗi ngày dùng khoảng 12 – 60g Thục địa giúp tăng cường máu huyết, giảm nhanh các triệu chứng đau mỏi của suy giãn tĩnh mạch.
Thảo dược Thục địa
5. Hoa hòe
Hoa hòe là thảo dược hàng đầu giúp tăng sức bền thành mạch, đem lại hiệu quả với người mắc suy giãn tĩnh mạch. Hoa hòe mang lại công dụng chống viêm, hạ huyết áp, ngăn ngừa cục máu đông, chống tập kết tiểu cầu….
Mỗi ngày dùng khoảng 4-12g Hoa hòe rất tốt cho thành mạch, ngăn chặn xơ hóa tĩnh mạch, tăng độ đàn hồi, đem lại hiệu quả ngăn ngừa và trị suy giãn tĩnh mạch chân.
Thảo dược Hoa hòe
Bài viết là top 5 thảo dược trị suy giãn tĩnh mạch chân thường dùng. Sử dụng thảo dược Đông y thường đem lại hiệu quả nhưng cần kiên trì áp dụng lâu ngày. Trước khi sử dụng bất kì bài thuốc nào bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.