Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống
Nổi gân xanh tĩnh mạch, đau mỏi, tê bì, chuột rút… là những triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt. Giãn tĩnh mạch cũng làm tăng yếu tố nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc mạch phổi rất nguy hiểm.
9 dấu hiệu cảnh báo suy giãn tĩnh mạch chân
Để phân biệt suy giãn tĩnh mạch chân với các bệnh lý khác về xương khớp, người bệnh đừng bỏ qua những triệu chứng thường gặp như:
- Đau dọc bắp chân, cảm giác nặng nề ở chân, đi giày dép chật chội hơn bình thường.
- Cảm giác tê mỏi, tê bì ở chân rất khó chịu.
- Nặng chân, mỏi chân, đau chân, biểu hiện đau mỏi nặng hơn về chiều tối.
- Đứng lâu ngồi nhiều cảm giác đau, sưng, phù nề gia tăng.
- Chuột rút nhiều về đêm, cảm giác tê bì như kiến cắn, châm chích.
- Gác chân lên cao thấy giảm bớt khó chịu, đau nhức.
- Tĩnh mạch màu xanh, tím nổi dưới da.
- Nóng chân, sưng chân, đỏ da.
- Bệnh có thể tiến triển thành các vết loét da, nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến viêm loét, nhiễm trùng.
Gân xanh nhìn thấy rõ dưới da, nổi lên ngoằn ngoèo, sờ thấy cứng và đau
Các triệu chứng trên cần được phát hiện sớm để kịp thời điều trị, tránh các biến chứng nghiêm trọng khác. Các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu thường bị coi nhẹ, bỏ qua bởi các biểu hiện thường nhẹ nhàng. Người mắc giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu vẫn có thể đi lại, sinh hoạt, lao động bình thường. Bệnh càng nặng, các cơn đau càng nhiều, nghỉ ngơi không hết khiến bệnh tiến triển nhanh, có thể dẫn đến hình thành cục máu đông, đau đớn, viêm tắc, hoại tử. Điều trị vết loét cho suy giãn tĩnh mạch thường rất lâu lành bởi hoạt động tuần hoàn máu bị ứ trệ, làm mô tế bào bị thương tổn, khó phục hồi.
Suy giãn tĩnh mạch chân: Hậu quả khó lường
Theo bác sĩ chuyên khoa, mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể để lại nhiều hậu quả tai hại. Vùng tĩnh mạch chân bị suy giãn, mạch máu ứ đọng sẽ không thể trao đổi dinh dưỡng và oxi. Những vùng da mỏng, giãn nhiều có thể gây xuất huyết, dẫn đến viêm loét, khó điều trị, gây nhiễm khuẩn, lở loét diện rộng. Vùng da bị loét tĩnh mạch có thể bị vi khuẩn xâm nhập, nhiều trường hợp biến chứng thành nhiễm khuẩn máu.
Ứ huyết lâu ngày còn làm tăng nguy cơ cục máu đông hình thành trong lòng mạch. Cục máu đông không chỉ gây bít tắc khiến đau nhức, phù nề tại chỗ mà còn có thể vỡ ra, xuôi theo dòng máu chảy ngược về tim. Từ tim, cục máu đông có thể di chuyển tiếp đến các cơ quan khác và gây tắc hẹp nhiều mạch máu nhỏ. Điều này làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, tắc mạch phổi… khiến người bệnh phải đối diện với nguy cơ tử vong cao.
Lở loét, đau đớn vì suy giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch nặng còn gây rối loạn huyết học với các dấu hiệu sưng to, đau buốt cẳng chân, đau cách hồi… bắt buộc phải nghỉ ngơi mới có thể tiếp tục công việc. Vì vậy, sinh hoạt, lao động đều gặp khó khăn.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu rõ các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân. Khi phát hiện 1 trong 9 dấu hiệu trên, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và tư vấn điều trị sớm. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp giảm triệu chứng của bệnh như: Massage giúp kích thích lưu thông máu, tập thể dục nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông, kết hợp dùng tất vớ giãn tĩnh mạch để tăng cường lưu lượng máu đến các cơ quan. Người bệnh cũng nên hạn chế đi giày cao gót, mặc quần bó sát hoặc tham gia các môn thể thao vận động mạnh.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay có rất nhiều phương pháp như: Dùng thuốc Tây y, dùng thuốc Đông y, phẫu thuật…. Người bệnh nên đi thăm khám, thực hiện siêu âm tĩnh mạch để chẩn đoán giãn tĩnh mạch chân ở cấp độ mấy và có phác đồ điều trị thích hợp.