Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân: Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Ước tính khoảng 70% người bệnh mắc giãn tĩnh mạch chân là phụ nữ. Theo dự đoán ở Việt Nam, độ tuổi mắc bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới đang ngày càng trẻ hóa do công việc và sinh hoạt của con người đang ngày càng thay đổi. Làm thế nào để nhận biết triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân?. Cùng tìm hiểu thêm về căn bệnh phổ biến này qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân: Nhận biết càng sớm, điều trị càng nhanh

Suy giãn tĩnh mạch chân còn được gọi là giãn tĩnh mạch chân, suy van tĩnh mạch chi dưới. Khi van tĩnh mạch bị suy giảm chức năng sẽ dẫn đến hiện tượng ứ máu. Lâu dần tĩnh mạch giãn ra, thậm chí còn gây biến dạng mô tế bào xung quanh. Giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, tuy nhiên đa phần gặp ở giãn tĩnh mạch chân.

Giãn tĩnh mạch chân không chỉ gây tê mỏi chân mà còn gây nên nhiều triệu chứng khác như:

- Giãn tĩnh mạch chân giai đoạn nhẹ thường có các dấu hiệu không rõ ràng như: Đau chân, nhức mỏi, nặng chân, tê phù, nóng chân, chuột rút…. Các triệu chứng thường diễn ra tức thì và hết sau khi nghỉ ngơi khiến người bệnh không thể ý, chủ quan.

- Càng để lâu, các triệu chứng trên càng nặng. Hiện tượng phù gặp ở mắt cá chân, bàn chân, khiến người bệnh cảm giác đi giày dép chật hơn. Màu sắc da chân thay đổi, chuyển sang màu xanh tím do máu bị ứ đọng trong tĩnh mạch lâu ngày. Nhiều người còn cảm nhận rõ hơn đau, khiến vận động, đi lại cảm giác như bị kéo lê.

- Giãn tĩnh mạch chân nhìn thấy rõ đường gân màu xanh, tím nổi ngoằn ngoèo.

- Biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây lở loét chân. Do hoạt động trao đổi máu huyết mang dinh dưỡng và oxi ở vùng da bị lở loét diễn ra hạn chế khiến vết loét dễ diễn biến phức tạp, không thể tự lành, dẫn đến tăng nguy cơ hoại tử.

- Giãn tĩnh mạch chân làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch, viêm huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc động – tĩnh mạch, tắc mạch phổi. Trong đó, biến chứng thuyên tắc mạch phổi được xem là nguy hiểm nhất, khiến người bệnh khó thở, đau tức ngực, thậm chí đột tử.

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân

Nổi tĩnh mạch chân ngoằn ngoèo nhìn thấy rõ dưới da, sờ vào thấy cứng, đi lại thấy đau nhức

Khi phát hiện các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên tới bệnh viện để được bác sĩ thực hiện siêu âm, chẩn đoán cấp độ giãn tĩnh mạch.

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân: Đến từ thói quen sinh hoạt hàng ngày

Nếu như động mạch đảm nhiệm vai trò dẫn truyền máu từ tim đến các cơ quan trên cơ thể thì tĩnh mạch sẽ có nhiệm vụ dẫn truyền máu từ các cơ quan về tim để tiếp tục vòng tuần hoàn. Quy trình này được lặp đi lặp lại để tuần hoàn máu được trôi chảy, duy trì các hoạt động của cơ thể. Riêng vùng tĩnh mạch chân phải thường xuyên hoạt động để thực hiện co thắt, bơm máu đẩy về tim, ngăn dòng máu chảy ngược. Nếu van tĩnh mạch đột ngột suy yếu sẽ không thể đóng mở van đúng quy định, dẫn đến máu ứ đọng trong thành mạch, lâu ngày làm tĩnh mạch giãn nở.

Một số yếu tố dẫn đến van tĩnh mạch hoạt động kém, làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch chân bao gồm:

- Do yếu tố di truyền về huyết động.

- Do tuổi cao khiến cho tĩnh mạch bị lão hóa, khả năng bơm máu về tim giảm.

- Do thay đổi nội tiết tố xảy ra ở nữ giới, nhất là giai đoạn mang thai, sinh nở.

- Do béo phì, thừa cân làm áp lực trọng lượng cơ thể tăng, chèn ép đến tĩnh mạch chân.

- Do thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều, không thay đổi tư thế, ít vận động. Điều này xảy ra ở những người có công việc như: Giáo viên, nhân viên bán hàng, lái xe, công nhân, thợ may, thợ dệt….

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân

Tĩnh mạch màu xanh nổi lên như búi giun rất mất thẩm mỹ 

Tỉ lệ mắc giãn tĩnh mạch chân đang có xu hướng tăng cao do công việc, lối sống ít vận động. Đặc biệt, trước kia đa phần bệnh nhân là người cao tuổi thì nay độ tuổi mắc bệnh có xu hướng trẻ hóa. Người trưởng thành trong độ tuổi lao động cũng là nhóm độ tuổi có nguy cơ cao mắc giãn tĩnh mạch chân.

Điều trị giãn tĩnh mạch chân: Cần thay đổi bắt đầu từ lối sống vận động tích cực

Ước tính khoảng 70% bệnh nhân không biết mình mắc giãn tĩnh mạch chân. Phát hiện bệnh muộn khiến việc chữa trị khó khăn hơn do nhiều biến chứng nặng nề về huyết động như lở loét, viêm tắc tĩnh mạch. Điều trị suy giãn tĩnh mạch có thể sử dụng thuốc Tây, dùng tia laser, xơ hóa tĩnh mạch hoặc phẫu thuật tĩnh mạch. Các phương pháp này cần được bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao tư vấn, tránh tái phát.

Đối với phụ nữ mang thai, bác sĩ chuyên khoa khuyên không nên điều trị trong thời gian mang bầu. Sau khoảng 12 tháng sau sinh, nếu tình trạng suy giãn tĩnh mạch tiến triển nặng, chị em nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng Y học cổ truyền là phương pháp được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn. Y học cổ truyền là tinh hoa của dân tộc, kết hợp các dược liệu lành tính, mang lại hiệu quả lâu dài. Thảo dược Đông y có rất nhiều loại giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, hoạt huyết, bảo vệ thành mạch như: Đương quy, Đan sâm, Xích thược, Hoa hòe, Thục địa, Xuyên khung…. Sử dụng đúng liều lượng, kết hợp sinh hoạt, ăn uống lành mạnh là phương pháp tốt để đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch.

Tăng cường vận động cơ thể là cách đơn giản nhất để phòng tránh và giảm các triệu chứng đau nhức, tê mỏi, chuột rút của giãn tĩnh mạch chân. Người bệnh nên tập đi bộ mỗi ngày 30 phút. Hoạt động nâng chân lên, hạ chân xuống giúp bơm máu, đẩy máu về tim rất tốt. Một số môn thể dục nên tăng cường áp dụng hàng ngày như: bơi lội, các bài tập chân, tay nhẹ nhàng. Người bệnh không nên chơi thể thao nặng như nhảy xa, chạy nhanh, đá bóng…..

Nội dung bài viết đã giúp bạn tìm hiểu triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn sớm. Mong rằng bài viết bổ ích với bạn. Hãy theo dõi thêm các bài viết của Khang Mạch Linh để có phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân tốt nhất nhé.

 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ

Giãn tĩnh mạch chân nhẹ có phải điều trị không?

Giãn tĩnh mạch chân nhẹ có phải điều trị không?

Câu hỏi: Chào bác sĩ, Tôi 35 tuổi, do khi mang thai tôi tăng nhiều cân trong thai kì (20kg) nên các gân xanh ở chân nổi lên. Tôi đã sinh con được hơn 1 năm nhưng tình trạng nổi gân xanh không thuyên giảm. Tôi có tìm hiểu thì được biết...
Giãn tĩnh mạch nông và sâu có gì khác biệt? Các dấu hiệu nhận biết bệnh

Giãn tĩnh mạch nông và sâu có gì khác biệt? Các dấu hiệu nhận biết bệnh

Suy giãn tĩnh mạch bao gồm giãn tĩnh mạch nông và sâu. Đây là bệnh lý phổ biến nhưng chưa nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của người bệnh. Để phân biệt rõ hơn về suy giãn tĩnh mạch nông và giãn tĩnh mạch sâu, hãy tham khảo...
Suy giãn tĩnh mạch ngoại biên là bệnh gì? Có chữa được không?

Suy giãn tĩnh mạch ngoại biên là bệnh gì? Có chữa được không?

Suy tĩnh mạch ngoại biên là bệnh lý về mạch máu, xảy ra ở vùng chi dưới. Bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, khiến người bệnh đau mỏi, tê bì, thậm chí lở loét chân rất khó chịu.
Bệnh suy tĩnh mạch và tất tần tật những điều không thể bỏ qua

Bệnh suy tĩnh mạch và tất tần tật những điều không thể bỏ qua

Bệnh suy tĩnh mạch không còn xa lạ với chúng ta. Nhất là khi ngày càng nhiều công việc có đặc thù phải đứng lâu, ngồi nhiều khiến điều hòa máu huyết kém, nguy cơ suy giãn tĩnh mạch tăng cao. Để hiểu rõ về bệnh suy tĩnh mạch, nguyên...
Người giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không? Bí quyết đi bộ đúng cách

Người giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không? Bí quyết đi bộ đúng cách

Để điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả, người bệnh không chỉ cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ chuyên khoa mà còn cần kết hợp các biện pháp khác như tập luyện, mang vớ áp lực,…. Vậy người giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?
Kinh nghiệm điều trị
TÔI TƯỞNG CHẾT VÌ ĐAU ĐỚN, LỞ LOÉT CHÂN, CHẢY MÁU MỦ CẢ NĂM TRỜI

TÔI TƯỞNG CHẾT VÌ ĐAU ĐỚN, LỞ LOÉT CHÂN, CHẢY MÁU MỦ CẢ NĂM TRỜI

Cô Nguyễn Thị Dung ở xóm Nam Sơn, Xã Cổ Lũng, Huyện Phú Lương, Thái Nguyên bị viêm mao mạch hoại tử nhiều năm liền. Gia đình cũng dốc lòng chạy chữa, đưa cô đi khắp các viện lớn để thăm khám và chạy chữa nhưng chân không lành mà...
MẸ EM ĐÃ XÁC ĐỊNH SỐNG CHUNG VỚI SUY GIÃN TĨNH MẠCH CẢ ĐỜI

MẸ EM ĐÃ XÁC ĐỊNH SỐNG CHUNG VỚI SUY GIÃN TĨNH MẠCH CẢ ĐỜI

Chị Đỗ Thị Khánh Hà tìm đến Khang Mạch Linh khi tình trạng chân của mẹ chị đã chuyển sang suy giãn tĩnh mạch mạn tính, sưng phù, đau nhức mỗi ngày. Mẹ chị là bác P.T.Mai, sinh sống ở thị trấn Đăk Đoa, Huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai đã...
TÔI CHỈ ƯỚC MÌNH KHÔNG BỊ CHUỘT RÚT, ĐÊM ĐẾN ĐƯỢC NGỦ NGON

TÔI CHỈ ƯỚC MÌNH KHÔNG BỊ CHUỘT RÚT, ĐÊM ĐẾN ĐƯỢC NGỦ NGON

Đêm ngủ ngon, không bị thức giấc bởi chuột rút, đau chân vốn là điều bình thường với tất cả mọi người. Nhưng với chị Phan Thị Hồng (sinh sống ở Đà Nẵng) thì là ước mơ xa vời. Chị bị suy giãn tĩnh mạch nhẹ, chân không sưng, không...
VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH: ĐỪNG CHỦ QUAN TRƯỚC BIẾN CHỨNG CẮT CỤT CHI

VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH: ĐỪNG CHỦ QUAN TRƯỚC BIẾN CHỨNG CẮT CỤT CHI

Chú Vũ Hải Quân, 54 tuổi, sống tại huyện Kim Động, Hưng Yên bị viêm tắc động mạch dẫn đến lở loét, hoại tử tay, chân. Chú chia sẻ: “Tôi uống thuốc Tây, dùng cả thuốc bôi không khỏi mà vết loét ở tay, chân ngày càng lan rộng. Tôi...
HOẢNG HỐT VÌ XUẤT HUYẾT MÀU ĐỎ DÀY ĐẶC HAI CHÂN

HOẢNG HỐT VÌ XUẤT HUYẾT MÀU ĐỎ DÀY ĐẶC HAI CHÂN

Em Yến (27 tuổi, quê ở Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ: “Em chỉ mắc viêm mao mạch dị ứng khoảng 3 tháng nhưng chân đã nổi các phát ban dày đặc, màu đỏ thẫm. Mùa hè mà em chẳng dám mặc quần ngố vì ai nhìn thấy cũng ái...
VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: KHÔNG CÒN LÀ NỖI LO

VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: KHÔNG CÒN LÀ NỖI LO

Viêm mao mạch hoại tử khiến không ít người đi lại khó khăn, thậm chí phải cắt cụt chi nếu phát hiện và điều trị bệnh muộn. Chị Phạm Huyền, sinh sống ở thôn Khoái Cầu, Xã Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội chỉ mắc viêm mao mạch hoại tử...
Kết nối qua Fanpage