Triệu chứng suy van tĩnh mạch chi dưới đừng nhầm lẫn với bệnh xương khớp
Triệu chứng của suy van tĩnh mạch chi dưới rất dễ nhầm lẫn với bệnh xương khớp do đều có chung biểu hiện đau nhức, tê mỏi chân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết rõ triệu chứng suy van tĩnh mạch chi dưới để có biện pháp điều trị dứt điểm.
Vì sao triệu chứng suy van tĩnh mạch chi dưới thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác?
Tĩnh mạch chi dưới bao gồm: Tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nông, tĩnh mạch xuyên. Suy van tĩnh mạch chi dưới xảy ra khi chức năng của van tĩnh mạch bị suy giảm, máu huyết không thể di chuyển về phía tim, làm gia tăng các triệu chứng:
- Gân xanh nổi thành chùm như mạng nhện hoặc nổi to, rõ dưới da, ngoằn ngoèo và có thể nhìn và sờ thấy rõ.
- Tê bì, mỏi chân, đứng lâu ngồi nhiều dễ bị tê chân.
- Phù chân, sưng chân.
- Đau chân, loét da.
Những dấu hiệu tê bì, đau mỏi chân rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh về xương khớp. Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, do tuổi tác cao khiến tĩnh mạch bị suy yếu, người bệnh ít vận động làm hoạt động trao đổi máu kém hơn.
Suy giãn tĩnh mạch cũng đang báo động ở người trẻ tuổi do hoàn cảnh công việc khiến người trẻ vận động ít, tuần hoàn máu kém. Nhất là ở phụ nữ mang thai, sinh đẻ nhiều, có thói quen đi giày cao gót… càng có tỉ lệ gia tăng.
Nổi gân xanh là biểu hiện đặc trưng nhất của giãn tĩnh mạch chân
Tê bì, mỏi chân, nhức chân… là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác. Người bệnh thường có tâm lý chủ quan, không đi thăm khám, thậm chí tự ý chẩn đoán và điều trị theo cảm tính cá nhân khiến bệnh càng nặng. Chiếm 70% bệnh nhân phát hiện suy giãn tĩnh mạch muộn do chủ quan và điều trị không đúng cách.
Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng nếu bạn đang phải đối mặt với 1 trong các triệu chứng trên, tốt nhất nên tới cơ sở y tế để được khám đúng quy trình và chẩn đoán chính xác bệnh lý, cấp độ bệnh đang phải đối mặt.
Phân loại suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo tài liệu CEAP
Hiện nay, triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới được phân loại thành 7 cấp độ như sau:
- Cấp độ 0: Biểu hiện giãn tĩnh mạch chưa rõ ràng, chưa nhìn thấy rõ các gân xanh nổi dưới chân. Hiện tượng đau, tê mỏi, tê bì chân cũng chưa rõ rệt.
- Cấp độ 1: Nhìn thấy giãn tĩnh mạch theo mạng lưới hoặc giãn tĩnh mạch nông đường kính nhỏ dưới 3mm kèm theo các triệu chứng: Tê bì, đau nhức, mỏi chân….
- Cấp độ 2: Giãn tĩnh mạch đường kính lớn hơn 3mm. Các dấu hiệu ở cấp độ 1 gia tăng về cường độ, có thể kèm theo chuột rút về đêm.
- Cấp độ 3: Giãn tĩnh mạch đường kính lớn. Đồng thời còn có thêm triệu chứng phù chi dưới, nhất là sau khi đứng, ngồi trong thời gian dài.
- Cấp độ 4: Giãn tĩnh mạch lớn, có thể kèm theo viêm loét, loạn dưỡng da, biến đổi màu sắc da, chàm da.
- Cấp độ 5: Giãn tĩnh mạch to, màu sắc da chân chuyển sang màu xanh tím, có vết loét nhỏ đã lành.
- Cấp độ 6: Giãn tĩnh mạch kích cỡ lớn, màu sắc da thay đổi, chàm da, ngứa da, vết loét tiến triển, dự tính khó lành.
Siêu âm giúp chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới tốt hơn. Bên cạnh xác định những triệu chứng lâm sàng của suy van tĩnh mạch chi dưới, dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ chuyên khoa mới có thể chẩn đoán chính xác tình trạng hoạt động của van tĩnh mạch, có cục máu đông hay không, có loạn dưỡng da không.
Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân theo tài liệu CEAP
Gợi ý một số biện pháp giảm triệu chứng khó chịu của suy van tĩnh mạch chi dưới
Để giảm bớt các biểu hiện sưng, đau do suy van tĩnh mạch, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản như sau:
- Chườm đá lạnh: Khi cảm thấy khó chịu, mỏi chân, người bệnh không nên ngâm chân nước nóng mà có thể áp dụng cách chườm đá lạnh để giảm đau, tê. Nhiệt độ xuống thấp sẽ làm giảm bớt căng tức khó chịu.
- Không mặc đồ bó sát: Mặc đồ rộng rãi, thoáng mát sẽ giúp tuần hoàn máu tăng cường đến các cơ quan, giảm bớt ứ máu trong thành mạch.
- Masage chân: Massage là biện pháp đơn giản giúp giảm bớt cường độ đau, mỏi, tê bì, châm chích ở chân. Massage đúng cách sẽ giúp lượng máu được đẩy về tim tốt hơn, giảm ứ huyết ở bắp chân.
- Mang tất y khoa: Tất y khoa được thiết kế bằng loại vải chuyên biệt, giúp tăng áp lực của dòng máu. Dùng tất y khoa nên sử dụng mỗi ngày, trừ khi đi ngủ để kích thích thông máu huyết.
- Kê cao chân: Kê cao chân khi ngồi làm việc, hoặc khi ngủ đều là cách đơn giản giúp lượng máu được đẩy nhanh hơn về tim.
- Vận động, luyện tập đúng cách: Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe là điều bạn nên làm mỗi ngày. Các môn thể thao được nghiên cứu tốt cho người mắc suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm: Đi bộ, đạp xe, bài tập nhón ngót chân, tập nâng cao chân, bơi lội…. Người bệnh không nên tập các môn cường độ cao như: Chạy xa, nhảy dây, đá bóng….
Triệu chứng suy van tĩnh mạch chi dưới thường tiến triển chậm và dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bệnh lý về xương khớp. Những người có nguy cơ cao, ít vận động, hay phải đứng lâu ngồi nhiều nên đến cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị bệnh sớm.