Tư thế ngủ cho người mắc suy giãn tĩnh mạch: Ngủ đúng cách, bệnh khỏi nhanh
Một số phương pháp hỗ trợ trị suy giãn tĩnh mạch như đi bộ, xoa bóp nhẹ nhàng… đều giúp tăng lưu thông máu. Ngủ đúng cách cũng là phương pháp hiệu quả để giúp cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể. Vậy tư thế ngủ nào tốt nhất cho người mắc suy giãn tĩnh mạch? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Suy giãn tĩnh mạch chân: Cản trở giấc ngủ ngon
Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch có thể làm cản trở giấc ngủ ngon do:
- Chuột rút nhiều vào ban đêm.
- Đau nhiều ở bắp chân, cẳng chân.
- Ngứa chân, tê bì, dị cảm như châm chích, kiến cắn.
Các triệu chứng đau nhức, tê bì, chuột rút diễn ra nhiều vào ban đêm sẽ làm ngủ không sâu giấc. Thay đổi tư thế ngủ, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn cũng là cách được đánh giá cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.
Tư thế ngủ nằm nghiêng về bên trái tốt cho người mắc suy giãn tĩnh mạch
Người mắc suy giãn tĩnh mạch muốn ngủ ngon nên thử tư thế nằm nghiêng về bên trái. Tư thế ngủ này giúp cho máu huyết di chuyển về tim tốt hơn, giảm bớt ứ đọng máu, làm hạn chế các triệu chứng chuột rút, châm chích chân.
Ngủ nằm nghiêng về bên trái là cách tốt để kích thích tuần hoàn máu đến các cơ quan, từ đó giảm nhanh triệu chứng sưng, đau. Ngoài ra, nằm nghiêng sang trái kết hợp với chân gấp nhẹ lên ngực rất hiệu quả giúp tạo cảm giác thoải mái, thư giãn xương cột sống. Bạn nên chú ý gập chân nhẹ nhàng, không nên co quá nhiều để cơ thể thư giãn tối đa, tránh gây áp lực đến xương sống.
Nếu bạn chưa có thói quen nằm nghiêng về bên trái, hãy thử những cách dưới đây:
- Duy trì tư thế nằm nghiêng về bên trái ngay từ khi lên giường.
- Đổi vị trí ngủ cho người bên cạnh cũng là cách để thay đổi tư thế ngủ tốt cho sức khỏe.
- Kết hợp kê cao chân lên gối khoảng 7 – 10cm giúp máu dồn về tim nhanh chóng hơn.
Ngủ nghiêng trái tốt cho tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu
Một số bài tập giúp tăng hiệu quả điều trị suy giãn tĩnh mạch
Ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, tư thế ngủ, người bệnh có thể tham khảo một số bài tập tốt cho tĩnh mạch như:
1. Bài tập Side lunge
Trong tư thế hai chân rộng bằng vai, tay chống hông, lưng đứng thẳng, bạn bước chân sang ngang, khuỵu gối trái và giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 – 10 phút. Sau đó, tiếp tục quay về tư thế ban đầu, bước chân sang ngang, khuỵu gối phải trong 5 – 10 phút.
Bài tập này giúp khớp gối được vận động linh hoạt, nâng hạ chân cũng là cách để bơm tĩnh mạch tốt hơn.
Bài tập Side lunge
2. Bài tập Buerger Allen
Tác dụng của bài tập này giúp đẩy nhanh lưu thông máu huyết ở chân, giảm triệu chứng đau tĩnh mạch.
Trong tư thế nằm ngửa xuống sàn, hai tay bạn giơ lên cao trong khoảng 30s, sau đó hạ tay, ngồi dậy, buông thõng 2 chân. Tiếp tục bạn lại nằm xuống, duỗi chân thẳng. Bài tập này rất đơn giản, có thể tập trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng để cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
Bài tập Buerger Allen
3. Bài tập đạp xe trên không
Trong tư thế nằm ngửa xuống sàn, bạn dùng tay ôm lấy đầu. Tiếp tục bạn giơ hai chân lên cao, khép chân vào một góc 90 độ, sau đó để chân trên không và làm giống như đang đạp xe. Duy trì khoảng 2-3 phút.
Bài tập này cũng có công dụng tương tự như đi đạp xe, rất tốt để cải thiện lưu thông máu huyết ở chân.
Bài tập đạp xe trên không
4. Bài tập xoay cổ chân
Xoay cổ chân cũng giúp cho khí huyết lưu thông dễ dàng, giúp giảm nhanh các triệu chứng tê bì, chuột rút khi ngủ.
Trong tư thế nằm ngửa, bạn co chân lên ngực, dùng 2 tay ôm lấy chân. Sau đó, bạn thực hiện xoay bàn chân từ phải qua trái và ngược lại, mỗi lần 10 vòng.
Bài tập xoay cổ chân
5. Bài tập nâng cao chân ra phía sau
Bạn hãy thử ngay bài tập dưới đây, duy trì trong khoảng 10 – 15 phút đều đặn vừa giúp loại bỏ suy giãn tĩnh mạch vừa giúp săn chắc mông và chân.
Trong tư thế nằm sấp xuống sàn bạn để chân ngang, rồi nâng 2 chân 1 góc khoảng 30 độ, giữ trong vòng 30s. Sau đó, quay trở lại tư thế ban đầu.
Bài tập nâng chân về phía sau
6. Bài tập nhón gót chân
Nhót gót chân không chỉ giảm nhanh các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch mà còn rất tốt để tăng thẩm mỹ cho bắp chân, giúp khớp chân khỏe mạnh.
Bạn đứng tư thế 2 chân rộng bằng vai, thực hiện nhón cao 2 gót chân, dồn trọng lực về mũi chân trong khoảng 10 giây. Thực hiện liên tục mỗi ngày 20 lần, duy trì đều đặn sẽ giúp chân khỏe mạnh.
7. Bài tập rung lắc chân
Bài tập này cũng rất dễ thực hiện. Bạn nên tập trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, duy trì hàng ngày sẽ có hiệu quả. Trong tư thế nằm ngửa, bạn đưa 2 chân lên cao rồi rung lắc chân khoảng 2 phút, sau đó trở về tư thế ban đầu.
Bài viết đã giới thiệu tư thế ngủ tốt nhất cho người suy giãn tĩnh mạch chân và 6 bài tập người bệnh nên thực hiện hàng ngày. Chúc bạn sớm có đôi chân mạnh khỏe, tự tin.