Vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân: Tập ngay 8 bài tập này giảm chuột rút, tê bì chân
Điều trị vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là gợi ý 10 bài tập cho bạn tham khảo để thúc đẩy lượng máu từ chân đổ về tim tốt hơn, giúp giảm nhanh các triệu chứng: nổi tĩnh mạch, phù nề, đau mỏi của suy giãn tĩnh mạch.
8 bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân
Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân giúp phục hồi chức năng của chi dưới, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các biến chứng của suy giãn tĩnh mạch. Dưới đây là một số bài tập người mắc suy giãn tĩnh mạch nên áp dụng hàng ngày:
1. Bài tập gấp và duỗi khớp cổ chân
Bài tập gập, duỗi cổ chân
- Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa trên sàn tập hoặc trên giường.
- Quy trình tập:
+ Bước 1: Duỗi thẳng hai chân, nâng dần chân trái lên khoảng 30 – 50 độ, sau đó duỗi và gập khớp cổ chân ở mức tối đa. Thực hiện khoảng 15 – 20 lần.
+ Bước 2: Người bệnh đưa chân về vị trí ban đầu, thực hiện tiếp tục với chân còn lại.
2. Bài tập bắt chéo chân
Bài tập bắt chéo chân
- Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa trên giường hoặc trên sàn.
- Quy trình tập:
Người bệnh nằm duỗi thẳng 2 chân, sau đó nâng dần 2 chân lên, bắt chéo chân qua lại luân phiên nhiều lần rồi hạ chân xuống, mỗi ngày tập khoảng 10 – 15phút.
3. Bài tập xoay khớp cổ chân
Bài tập xoay khớp cổ chân
- Tư thế chuẩn bị: Ngồi trên ghế, 2 chân đặt dưới sàn nhà, trong khoảng cách 20 cm.
- Quy trình tập:
Người bệnh nâng dần mũi bàn chân, đặt gót chân dưới sàn nhà rồi tiến hành xoay khớp cổ chân từ ngoài vào trong. Thực hiện với cả 2 chân trong vòng 10 – 20 phút để mang lại hiệu quả.
4. Bài tập gấp, duỗi luân phiên hai chân
Bài tập gập duỗi chân luân phiên
- Tư thế chuẩn bị: Ngồi trên ghế, hai chân đặt song song dưới sàn.
- Quy trình tập:
Người tập thực hiện luân phiên nhấc từng chân lên trên sàn nhà, sau đó gập cổ chân rồi duỗi thẳng ra. Tập liên tục trong 15 – 20 phút để bơm máu trở về tim tốt hơn.
5. Bài tập nhấc chân lên cao, bước chân tại chỗ
Bài tập bước chân tại chỗ
- Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng tại chỗ.
- Quy trình tập:
Người bệnh đứng tại chỗ thực hiện động tác như bước chân: nhấc chân lên hạ chân xuống. Tập nhiều lần trong ngày để máu huyết về tim nhanh chóng.
6. Bài tập đứng lên, ngồi xuống và nhón gót
Bài tập đứng lên, ngồi xuống
- Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, hai chân song song.
- Quy trình tập:
Bạn đứng thẳng người sau đó ngồi xuống. Khi ngồi được 1 nửa thì tiếp tục đứng thẳng lên, kết hợp nhón gót chân, rồi tiếp tục ngồi xuống. Lặp đi lặp lại tư thế nhiều lần vừa giúp tăng tuần hoàn máu vừa tốt cho xương sống.
7. Bài tập đi bằng mũi chân
Bài tập đi bằng mũi chân
- Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng tại chỗ, hai chân song song.
- Quy trình tập:
Người bệnh thực hiện nâng gót chân bằng mũi bàn chân, sau đó di chuyển khoảng 10 – 20 bước. Ngày tập nhiều lần để tăng áp lực máu tốt hơn.
8. Bài tập đi bằng gót chân
Bài tập đi bằng gót chân
- Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng tại chỗ.
- Quy trình tập:
Tương tự như bài tập đi bằng mũi chân, người bệnh cũng thực hiện động tác đi bằng gót chân mỗi ngày để điều hòa máu huyết. Bài tập này có thể áp dụng vào bất cứ thời gian rảnh rỗi nào, thậm chí trong giờ giải lao khi làm việc để hỗ trợ giảm suy giãn tĩnh mạch.
Ngoài tham khảo các bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch trên, người bệnh còn có thể đi bộ, bơi lội cũng rất có lợi cho thành mạch.