Viêm mao mạch dị ứng có tiêm vắc xin Covid được không?
Viêm mao mạch dị ứng dẫn đến xuất huyết dưới da, tổn thương khớp, ruột và thận. Bệnh nhân thắc mắc viêm mao mạch dị ứng có tiêm tắc xin Covid được không, có gây tác dụng phụ gì không? Bài viết là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa dị ứng về vấn đề này.
Viêm mao mạch dị ứng nguy hiểm như thế nào?
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở trẻ em. Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng gây rất nhiều phiền toái, khó chịu, thậm chí đau đớn (nếu có biến chứng đau khớp). Bệnh còn gây mất thẩm mỹ kéo dài.
Người bệnh mắc viêm mao mạch dị ứng có biểu hiện:
- Thương tổn da: Dấu hiệu tổn thương da hình thành đầu tiên, thường hình thành sau khoảng 2-4 tuần có các triệu chứng viêm đường hô hấp. Biểu hiện là trên tay, chân, đùi, mông… bị nổi các nốt xuất huyết màu đỏ, không gây ngứa, đau nhưng gây mất thẩm mỹ. Một số bệnh nhân còn bị xuất huyết ở tai hoặc cơ quan sinh dục.
- Thương tổn hệ tiêu hóa: Bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều, đau bụng quanh rốn, xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài phân đen, đau bụng….
- Thương tổn tại thận: Biến chứng gây viêm cầu thận, có protein niệu trong nước tiểu, đi tiểu ra máu….
- Thương tổn khớp: Khoảng 75% bệnh nhân gặp phải biến chứng này. Các khớp khuỷu tay, khớp cổ chân, gối… bị đau, khó vận động. Đau khớp còn gây phù chân, đau gân, viêm khớp phối hợp. Đa phần biến chứng này không kéo dài lâu.
Biểu hiện viêm mao mạch dị ứng nhẹ
Viêm mao mạch dị ứng là căn bệnh tự miễn, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Người bệnh cần theo dõi sát sao, đề phòng những biến chứng phổ biến như:
- Ảnh hưởng đến phổi: Gây xuất huyết phế nang.
- Thương tổn tim mạch: Viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim….
- Gây thương tổn hệ thần kinh trung ương: Xuất huyết màng não, đau nhức, gây rối loạn hành vi, liệt vận động….
- Ảnh hưởng tinh hoàn, gây sưng tinh hoàn của bé trai.
Viêm mao mạch dị ứng khiến người bệnh khó chịu, đau bụng, buồn nôn… Trẻ em có thể mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn. Người bệnh nên chú ý đi thăm khám kịp thời và thường xuyên để được bác sĩ tư vấn dùng thuốc phù hợp.
Đôi chân viêm mao mạch dị ứng nặng
Viêm mao mạch dị ứng có tiêm vắc xin Covid được không?
Bệnh viêm mao mạch dị ứng thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu khi tiếp xúc với các dị nguyên sẽ khiến hệ miễn dịch bị kích thích, tạo nên những phản ứng sai lệch ở lớp nội mạc. Quá trình này làm lắng đọng IgA trong thành mạch dẫn đến thương tổn và xuất huyết mao mạch.
Viêm mao mạch dị ứng có các yếu tố nguy cơ như: do tiếp xúc với lông động vật, khói bụi, đồ ăn lạ, thời tiết thay đổi, nhiễm virus, vi khuẩn, bị côn trùng đốt, thậm chí dùng thuốc hoặc tiêm vắc xin cũng có thể gây kích hoạt hệ miễn dịch.
Vaccine Covid-19 được xem là một loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ sau tiêm. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà vắc – xin có thể gây ra phản ứng nặng, nhẹ khác nhau.
Theo Bộ Y tế, những người mắc tiền sử dị ứng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để cân nhắc có nên tiêm vắc – xin Covdi hay không. Ngoài ra, người bệnh cũng nên nêu rõ các đơn thuốc đang điều trị để bác sĩ cân nhắc và có kế hoạch theo dõi cẩn trọng sau khi tiêm.
Ngoài ra, trong tài liệu hướng dẫn sàng lọc trước khi tiêm chủng Vắc – xin Covid của Bộ Y tế, những trường hợp tiền sử dị ứng nặng (đã có sốc phản vệ từ độ 2 trở lên) thì không nên tiêm phòng vắc – xin chống Covid. Đối với những người bị viêm mũi dị ứng, dị ứng ngoài da, viêm kết mạc dị ứng… do các dị nguyên thức ăn, thời tiết… vẫn có thể tiêm phòng vắc – xin Covid như người bình thường.
Các trường hợp cần cẩn trọng khi tiêm phòng là:
- Người có tiền sử dị ứng với nhiều loại thuốc.
- Người bị dị ứng Vắc xin.
- Người mắc hội chứng quá mẫn với thuốc Aspirin hoặc các loại thuốc giảm đau không Steroid.
- Người từng có tiền sử sốc phản vệ do tiêm vắc xin không rõ nguyên nhân.
Trường hợp sốc phản vệ sau khi tiêm phòng vắc xin là tai biến không thể dự đoán. Xét về bản chất, vắc – xin tiêm phòng Covid-19 không phải là thuốc kháng viêm hay giảm đau không Steroid nên những đối tượng có tiền sử mẫn cảm với loại thuốc này có thể tiêm vắc – xin nhưng cần phải cẩn trọng theo dõi sau tiêm để dự phòng những phản ứng nguy hiểm nhất.
Khuyến cáo tất cả những người tiêm vắc xin phòng Covid – 19 cần phải theo dõi tại chỗ 30 phút sau tiêm, riêng những người có tiền sử dị ứng theo dõi ít nhất 60 phút sau tiêm.
Người mắc viêm mao mạch dị ứng sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám cụ thể, đánh giá các nguy cơ trước khi tiến hành tiêm phòng.
Bệnh nhân mắc viêm mao mạch dị ứng nên chú ý:
- Trên mạng xã hội có nhiều thông tin trái chiều, khuyên người mắc dị ứng nên uống thuốc kháng dị ứng Histamin H1 trước khi tiêm. Đây là việc làm chưa được Bộ Y tế kiểm chứng. Khuyến cáo cho rằng loại thuốc này không thể ngăn ngừa được phản ứng phụ của vắc xin phòng Covid mà còn có thể gây nhiều biến chứng đến niêm mạc và da.
- Bệnh nhân mắc viêm mao mạch dị ứng tuyệt đối không sử dụng bất kì loại thuốc nào trước khi tiến hành tiêm phòng vắc xin Covid 19 mà nên thành khẩn khai báo tiền sử, các loại thuốc đang sử dụng để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phù hợp nhất.
Một số lưu ý sau khi tiêm Vắc - xin Covid 19
Chống chỉ định tiêm vắc xin phòng Covid cho những đối tượng nào?
Hiện nay, vắc xin phòng Covid – 19 được chống chỉ định cho những trường hợp:
- Không tiêm phòng vắc – xin cho những người bị dị ứng nghiêm trọng với các thành phần, hoạt chất, tá dược có trong vắc – xin.
- Không tiêm vắc – xin cho những người có bệnh lý có sẵn, hoặc cơ địa dị ứng sốc phản ứng.
- Không tiêm vắc – xin Covid – 19 cho những ai bị suy giảm miễn dịch, hoặc đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch (thuốc ung thư, thuốc corticosteroid liều cao….).
- Không tiêm cho những người đang bị sốt trên 37,5 độ hoặc bị nhiễm trùng.
- Không tiêm cho những người đang dùng thuốc chống đông máu, gặp các vấn đề về xuất huyết, chảy máu.
Bài viết giúp bạn trả lời câu hỏi: Viêm mao mạch dị ứng có tiêm phòng vắc xin Covid 19 được không? Người bệnh cần đi thăm khám sàng lọc trước khi tiêm, khai báo tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng để được bác sĩ tư vấn.