Vớ giãn tĩnh mạch có tác dụng gì? Mẹo hay khi dùng vớ giãn tĩnh mạch
Sử dụng vớ y khoa trong điều trị suy giãn tĩnh mạch là một trong những phương pháp quen thuộc được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, vớ giãn tĩnh mạch có tác dụng gì và nên sử dụng như thế nào cho đúng vẫn là thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là một số lưu ý bắt buộc bạn phải biết khi sử dụng vớ giãn tĩnh mạch.
Vớ giãn tĩnh mạch có tác dụng gì?
Suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi chức năng van tĩnh mạch bị suy yếu, khiến quá trình lưu thông máu về tim bị cản trở. Lưu thông máu càng kém thì tĩnh mạch càng giãn to, các triệu chứng đau nhức, tê mỏi, phù nề, nặng chân, chuột rút… càng nhiều. Một trong những phương pháp được nhiều người mắc suy giãn tĩnh mạch áp dụng là mang vớ y khoa hàng ngày.
Bình thường cơ chế luân chuyển máu sẽ mang máu từ tim chứa dinh dưỡng và oxi đến các cơ quan. Sau đó, lượng máu này sẽ tiếp tục từ các cơ quan trở về tim để thực hiện quá trình trao đổi chất. Khi đó, tĩnh mạch sẽ được lưu chuyển từ 2 chân đi về phía tim, ngược theo chiều của trọng lực cơ thể. Hệ thống van tĩnh mạch sẽ đảm nhiệm vai trò đóng lại khi lưu lượng máu đi qua. Khi van tĩnh mạch bị suy yếu, lòng tĩnh mạch sẽ có dòng máu chảy theo chiều ngược lại, gây nên các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân. Khi bệnh nặng còn có thể dẫn đến lở loét, viêm da, huyết khối tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch chân được đánh giá là căn bệnh của thời đại, tỷ lệ bệnh nhân đang ngày càng gia tăng. Bệnh có thể gặp ở người béo phì, ít vận động, tuổi cao hoặc có công việc thường xuyên phải đứng lâu, ngồi nhiều.
Vớ giãn tĩnh mạch còn có tên gọi khác là vớ y khoa, tất y tế trị suy giãn tĩnh mạch. Loại vớ này được sản xuất dựa trên chất liệu vải đặc biệt nhằm tạo ra áp lực đến mạch máu, giúp đẩy máu lên phía tim. Nhờ vậy làm giảm các triệu chứng sưng phù, tê mỏi do ứ máu, đồng thời còn giảm nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch.
Đeo vớ tĩnh mạch hỗ trợ giảm triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch
Tìm hiểu cơ chế hoạt động của vớ giãn tĩnh mạch chân
Vớ giãn tĩnh mạch chân được đan dệt với kỹ thuật đặc biệt theo cơ chế: áp lực ở vùng cô chân cao nhất, càng lên cao càng lỏng dần và ôm lấy chân, để đẩy máu lưu thông đến tim. Khi đeo vớ, các van tĩnh mạch bị suy giảm chức năng sẽ khép kín trở lại, từ đó giúp giảm ứ máu, cải thiện lưu thông tĩnh mạch, dẫn đến giảm các triệu chứng và ngăn chặn biến chứng của giãn tĩnh mạch chân. Người mắc suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu nên sử dụng vớ giãn tĩnh mạch chân kết hợp với các biện pháp điều trị Tây y (chích xơ tĩnh mạch, dùng thuốc) hoặc sử dụng các bài thuốc Đông y. Các trường hợp có nguy cơ cao cũng có thể dùng vớ giãn tĩnh mạch chân để dự phòng nguy cơ biến chứng. Vớ giãn tĩnh mạch có thể được sử dụng dự phòng biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu cho những người phải nằm bất động, sau khi mổ, mang thai,….
Vớ giãn tĩnh mạch có thể phải dùng lâu dài trong nhiều tháng, thậm chí phải nhiều năm. Đeo vớ giúp người bệnh tránh được các biến chứng lở loét, huyết khối tĩnh mạch, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Hướng dẫn cách lựa chọn vớ giãn tĩnh mạch chân
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại vớ thông dụng nhất là vớ đùi và vớ gối, còn được gọi là vớ dài và vớ ngắn. Lựa chọn loại tất dài hay tất ngắn tùy thuộc vào tình trạng bệnh để chọn loại vớ phù hợp làm tăng áp lực cho vùng chân bị bệnh.
Áp lực của vớ giãn tĩnh mạch được tính bằng đơn vị mmHg. Cường độ của các loại vớ đạt từ 10-20 mmH được sử dụng cho các trường hợp muốn phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Loại vớ này cũng có thể sử dụng cho người mắc giãn tĩnh mạch mạng nhện, phù nề do suy giãn tĩnh mạch mạn. Các loại vớ có cường độ lớn hơn, từ 20-50 mmHg nên sử dụng cho những trường hợp có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu.
Lựa chọn vớ giãn tĩnh mạch cần căn cứ dựa trên kết quả thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng vỡ giãn tĩnh mạch cũng cần liên tục thay đổi size phù hợp. Nếu vớ quá chật hay quá rộng đều làm giảm hiệu quả điều trị.
Cơ chế hoạt động của vớ giãn tĩnh mạch: Áp lực bên dưới cao, bên trên thấp để đẩy máu từ dưới lên tim
Một số lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng vớ giãn tĩnh mạch
Khi sử dụng vớ giãn tĩnh mạch, bạn nên chú ý:
- Mang vớ ngay sau khi thức dậy và nên bỏ vớ khi đi ngủ. Người bệnh nên mang vớ hàng ngày, ngay cả khi đang làm việc, vận động.
- Khi mới đeo vớ giãn tĩnh mạch, người bệnh có thể bị khó chịu. Bạn nên điều chỉnh thời gian đeo từ ít đến nhiều, dần dần để cơ thể thích nghi.
- Thường xuyên kiểm tra xem chất lượng của vớ như thế nào, có gây kẹp da, bó chặt vào chân hay không. Nếu có cần phải gặp bác sĩ để được tư vấn để tránh nguy cơ ngắt dòng máu chảy gây nên huyết khối tĩnh mạch.
- Thay vớ sau ít nhất 3-6 tháng sử dụng.
- Nên giặt vớ bằng tay để vớ bền lâu hơn.
- Nếu có hiện tượng nứt da, lạnh da, màu sắc da chân tím tái, tê chân khi dùng vớ nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
Bài viết đã giúp bạn đã biết vớ giãn tĩnh mạch có tác dụng gì và cách sử dụng vớ tốt nhất. Người bệnh nên kết hợp thay đổi các thói quen: Đi dép đế mềm, gót thấp thay cho giày cao gót, mặc quần áo rộng rãi thay cho quần áo chật, bổ sung vitamin, chất xơ, kết hợp vận động hàng ngày để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.