Vớ y khoa chống giãn tĩnh mạch chỉ nên cho những đối tượng nào?
Vớ y khoa chống giãn tĩnh mạch là loại vớ chuyên dụng giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả nhờ cơ chế thúc đẩy lưu thông máu. Chọn vớ y khoa cần phải đúng với tình trạng bệnh mới đem lại hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số lời khuyên lựa chọn vớ phù hợp nhất với từng đối tượng.
Điểm danh tác dụng của vớ y khoa
Vớ y khoa được thiết kế bằng loại vải đặc biệt, tạo nên áp lực ở chân giúp giảm phù nề, đau nhức được rất nhiều người mắc suy giãn tĩnh mạch sử dụng. Ngoài tác dụng điều trị các triệu chứng, vớ y khoa còn có công dụng chống giãn tĩnh mạch, hỗ trợ phòng ngừa cho người có nguy cơ cao.
Vớ y khoa giúp tác động đến đôi chân, làm cho van tĩnh mạch hoạt động hiệu quả hơn, ngăn chặn máu ứ trong lòng tĩnh mạch, giúp đẩy máu từ chân về tim tốt hơn.
Vớ y khoa còn là loại tất y tế có công dụng bảo vệ, giữ gìn đôi chân cho người mắc bệnh tiểu đường.
Có nhiều loại vớ y khoa trên thị trường
Vớ y khoa chống giãn tĩnh mạch dùng cho những đối tượng nào?
1. Bí quyết chọn vớ y khoa cho người mắc suy giãn tĩnh mạch giai đoạn sớm
Người bị suy giãn tĩnh mạch nhẹ thường có các dấu hiệu như: đau mỏi chân khi đứng hoặc ngồi lâu, chuột rút ban đêm, tê bì chân như có kiến cắn…. Khi nhận thấy các dấu hiệu này, người bệnh nên đi thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc và lựa chọn loại vớ phù hợp.
Thông thường, loại vớ thích hợp cho giai đoạn sớm nên chọn loại có áp lực thấp từ 10 – 20mmHg. Cường độ áp lực vừa phải thích hợp cho người mắc bệnh nhẹ, hoặc người có nguy cơ cao như phải đứng, ngồi lâu 1 chỗ, phụ nữ mang thai, người ít vận động.
Trước khi mua vớ, bạn cần chú ý kiểm tra các kích cỡ vòng cổ chân, bắp chân, vòng đùi để lựa chọn size phù hợp nhất.
2. Cách chọn vớ y khoa chống giãn tĩnh mạch dùng cho người bị suy giãn tĩnh mạch nặng
Suy giãn tĩnh mạch nặng gây ra các triệu chứng sưng phù chân, nặng chân, đau nhức nhiều ở chân. Loại vớ y khoa thích hợp cho trường hợp này có áp lực khoảng 20 – 50mmHg.
Nếu bạn bị suy giãn tĩnh mạch ở gần bàn chân hoặc cổ chân nên chọn loại vớ điều trị giãn tĩnh mạch dạng gối, có thể chọn loại hở ngón hoặc bít ngón. Nếu bị giãn tĩnh mạch ở bắp chân có thể chọn vớ ở gối hoặc vớ đùi. Bạn nên lựa chọn loại vớ có chất liệu thoáng khí, độ co giãn tốt, mềm mại để tránh gây kích ứng da.
Vớ y khoa đùi được nhiều người chọn lựa
3. Cách chọn vớ y khoa cho bệnh nhân tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường thường có biến chứng ở bàn chân. Nếu để bàn chân có các vết thương hở, lở loét trên da dù nhỏ cũng rất khó lành lặn. Do vậy, tất vớ y khoa sẽ giúp bảo vệ đôi chân, ngăn chặn những thương tổn ở chân cho người mắc bệnh tiểu đường.
Loại vớ này thiết kế bằng vải không có áp lực, dệt liền mảnh, đa phần từ chất liệu sợi Crabyon hoặc sợi X-Static Silver. Chất liệu này giúp kháng khuẩn, chống mùi, giảm bớt các tác động bên ngoài để bảo vệ chân.
Vớ y khoa chống giãn tĩnh mạch có giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu
Vớ y khoa chống giãn tĩnh mạch hiện nay có rất nhiều thương hiệu. Bạn nên chọn các loại vớ y khoa theo các tiêu chuẩn sau:
- Chọn đúng size: Loại vớ có kích cỡ quá to hay quá chật đều làm mất tác dụng của vớ y khoa. Bạn cần chọn đúng số đo phù hợp để đảm bảo hiệu quả.
- Chọn mua sản phẩm có chứng nhận: Người bệnh nên chọn các loại thương hiệu có chứng nhận của Bộ Y tế để chọn sản phẩm tốt. Nếu băn khoăn giữa nhiều thương hiệu, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Hiện nay có rất nhiều loại vớ tĩnh mạch thương hiệu LeGaXi, Novamed, Jobst, Duomed… với mức giá dao động từ 300.000 đồng – 1.500.000 đồng/ đôi, tùy thuộc vào thương hiệu, hoặc chiều dài của vớ.
Bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm chọn vớ y khoa chống suy giãn tĩnh mạch. Bạn có thể chọn mua ở các hiệu thuốc, hoặc mua online nhưng hãy lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn sản phẩm phù hợp.