Bệnh mao mạch chữa đúng phương pháp bệnh khỏi nhanh
Mao mạch là các mạch máu nhỏ đảm nhiệm vai trò dẫn truyền máu huyết kết nối giữa tĩnh mạch và động mạch. Bệnh mao mạch gồm nhiều bệnh như: viêm mao mạch dị ứng, rò mao mạch, giãn mao mạch xuất huyết di truyền. Để hiểu thêm về các bệnh lý này bạn đừng bỏ qua nội dung bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về cấu tạo và chức năng của mao mạch
Mao mạch là một phần của hệ thống tuần hoàn máu. Mao mạch thường có kích cỡ nhỏ, kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Cấu tạo mao mạch có lớp tế bào nội mô, giữa các tế bào có kết nối nhiều lỗ nhỏ để tiện lợi cho quá trình trao đổi chất và mạch máu.
Hệ mao mạch bao gồm nhiều mạch máu dài và mỏng. Phía đầu mao mạch có cấu tạo vòng tiền mao mạch, giúp kiểm soát nhanh lượng máu di chuyển vào mao mạch. Thành mao mạch gồm tế bào nội mô. Bên trong tế bào nội mô là lớp bọc ẩm bào. Lớp bọc này cũng có vai trò quan trọng, di chuyển qua tế bào nội mô giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng qua màng mao mạch.
Ngoài ra, còn có các mao mạch bạch huyết nằm ở các mô trong cơ thể (trừ khu vực thần kinh trung ương, sụn, tủy xương, giác mạc, biểu bì). Mao mạch bạch thuyết có tính thấm cao hơn so với mao mạch máu thông thường.
Mao mạch đảm nhiệm vai trò trao đổi CO2, O2 và các chất dinh dưỡng khác. Mao mạch bạch huyết có chức năng kết nối các mạch bạch huyết lớn hơn để thực hiện thoát bạch huyết trong vi tuần hoàn.
Phân loại bệnh mao mạch và phương pháp điều trị
1. Rò mao mạch
Rò mao mạch là bệnh mao mạch khá phổ biến, còn được gọi là Hội chứng rò mao mạch hệ thống (tên tiếng Anh là SCLS: Systemic Capillary Leak Syndrome). Rò mao mạch xảy ra khi dịch và các protein bị rò rỉ ra ngoài mạch máu, dẫn đến đi vào các mô tế bào xung quanh. Điều này có thể dẫn đến huyết áp thấp, giảm huyết lương và Albumin trong máu gây nên các triệu chứng:
- Sốc.
- Buồn nôn.
- Đau bụng.
- Khát nước.
- Tăng trọng lượng cơ thể không rõ lí do.
- Phù chi.
- Mệt mỏi, choáng ngất.
- Tử vong.
Rò mao mạch có thể gây đột tử
Căn bệnh mao mạch này có thể kéo dài nhiều lần trong năm, thậm chí gây tử vong đột ngột nếu không được chăm sóc đúng cách. Rò mao mạch chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi, chưa biết chính xác nguyên nhân.
Điều trị rò mao mạch được chia làm 2 giai đoạn:
- Rò mao mạch giai đoạn đầu:
Đây là giai đoạn mới khởi phát bệnh, cần chú ý ổn định hô hấp bằng cách thực hiện truyền tĩnh mạch bằng albumin hoặc colloid. Quá trình điều trị cần chú ý theo dõi huyết áp, tránh để huyết áp quá thấp kéo dài nhiều ngày sẽ dẫn đến tổn thương thận.
- Trị rò mao mạch giai đoạn sau:
Rò mao mạch xảy ra lâu ngày sẽ đến giai đoạn hấp thu dịch và albumin vào lòng mạch. Giai đoạn này thường giảm rò mao mạch nhưng cần điều trị giảm thiểu nguy cơ quá tải dịch và ngăn chặn biến chứng đến thận.
Điều trị giai đoạn này cần chú ý truyền tĩnh mạch đúng cách, phối hợp với kê đơn thuốc lợi tiểu. Loại thuốc thường dùng để truyền dịch là Glucocorticoids.
2. Giãn mao mạch xuất huyết di truyền
Giãn mao mạch xuất huyết di truyền là căn bệnh mao mạch có thể gây xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu cấp, tăng nguy cơ đột quỵ nếu không phát hiện và điều trị đúng cách.
Giãn mao mạch xuất huyết di truyền thường xảy ra ở các mạch máu nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh mao mạch này được xác định là do yếu tố di truyền, thường là đột biến gen ở endoglin và thụ thể activin xảy ra ở nhiễm sắc thể số 9 và 12. Các bất thường về gen dẫn đến vỡ mạch máu gây nên bệnh.
Xuất huyết dưới da do bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền
Căn bệnh mao mạch này có thể nhận biết bằng các triệu chứng như:
- Chảy máu cam nhiều lần hàng ngày hoặc hàng tháng.
- Xuất hiện các đốm đỏ tía hoặc đường ren màu đỏ sẫm ở vùng da.
- Giãn mao mạch ở mặt, miệng, tai, môi, mắt, cánh tay, bàn tay, móng tay, ngón tay.
- Xảy ra ở hệ tiêu hóa với triệu chứng đi ngoài lẫn máu, đi ngoài phân đen.
- Thiếu máu cấp.
- Gây dị tật động mạch phổi, não và tủy sống.
Điều trị căn bệnh mao mạch này hiện chưa có phương pháp cụ thể. Điều trị theo Tây y chủ yếu ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, điều trị như sau:
- Ở mũi: Cần ngăn chặn chảy máu cam bằng cách làm ẩm không khí, xịt mũi, không xì mũi…. Nếu chảy máu cam quá nặng cần dùng laser hoặc áp dụng biện pháp hormone, phẫu thuật mũi để cầm máu.
- Ở da: Bệnh có thể gây thay đổi màu da, có thể điều trị bằng tia laser diệt mô tế bào đổi màu.
- Ở ruột và dạ dày: Điều trị giãn mao mạch bằng các biện pháp kết hợp để ngăn chặn xuất huyết dạ dày.
- Ở phổi: Tùy vào thể trạng có thể tiến hành thủ thuật làm tắc động tĩnh mạch dị tật bằng ống thông để ngăn chặn máu di chuyển đến động, tĩnh mạch này.
- Ở não: Bác sĩ có thể phải phẫu thuật não, làm tắc động tĩnh mạch gây dị tật.
- Ở gan: Thường hiếm gặp, nhưng điều trị khó khăn, đa phần phải ghép gan để bảo toàn tính mạng.
3. Viêm mao mạch dị ứng
Bệnh mao mạch phổ biến nhất là viêm mao mạch dị ứng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, trong đó chiếm 75% là trẻ em từ 3 – 10 tuổi. Căn bệnh mao mạch này còn có nhiều tên gọi khác như: bệnh Henoch – Schonlein (HSP), viêm mạch IgA, xuất huyết mao mạch….
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý cấp tính, do rối loạn tự miễn dịch dẫn đến thương tổn hệ thống vi mạch, dẫn đến gây viêm và chảy máu các mạch máu ở ruột, khớp, thận.
Nguyên nhân gây viêm mao mạch dị ứng hiện cũng chưa được làm rõ. Bác sĩ chuyên khoa cho rằng thường khởi phát từ bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc do virus, vi khuẩn, tác dụng phụ của thuốc, vắc – xin hoặc dị ứng thức ăn, thời tiết….
Nổi phát ban ở chân, tay do viêm mao mạch dị ứng
Bệnh mao mạch này có triệu chứng như sau:
- Nổi phát ban xuất huyết dưới da, nhiều ở cẳng chân, cẳng tay, đùi, mông. Phát ban không ngứa. Các nốt phát ban thường ít gặp ở thân mình, ít khi ở cơ quan sinh dục.
- Đau khớp, phù khớp, đau gân phối hợp gây hạn chế cử động.
- Đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu, đi ngoài ra máu do xuất huyết tiêu hóa.
- Đi tiểu ra máu, protein niệu, viêm cầu thận.
Điều trị viêm mao mạch dị ứng theo Tây y cũng chưa có thuốc điều trị. Bác sĩ chuyên khoa chủ yếu kê các loại thuốc chống viêm, giảm đau. Nếu có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa hoặc bệnh thận cần phải thực hiện truyền hồng cầu hoặc truyền máu. Nếu phát hiện có nhiễm khuẩn cần sử dụng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường nghỉ ngơi, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, chất xơ để tăng cường sức bền thành mạch.
Trên đây là tổng hợp 3 căn bệnh viêm mao mạch phổ biến nhất cho bạn tham khảo. Nếu bạn có các triệu chứng trên nên tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị.