Viêm mao mạch dị ứng có tự khỏi không? Cách hay chữa bệnh tại nhà
Viêm mao mạch dị ứng có tự khỏi không là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, viêm mao mạch dị ứng gây tổn thương các mao mạch vừa và nhỏ, để lâu có thể gây biến chứng đến hệ tiêu hóa và thận. Do vậy, phát hiện và điều trị viêm mao mạch dị ứng càng sớm càng tốt.
Viêm mao mạch dị ứng có tự khỏi không?
Viêm mao mạch dị ứng có nhiều tên gọi khác như: ban xuất huyết Schonlein Henoch, hội chứng viêm mạch Schonlein Henoch, ban xuất huyết dạng thấp, ban xuất huyết dạng phản vệ…. Đây là bệnh lý hình thành do thương tổn miễn dịch dẫn đến ảnh hưởng hệ thống mao mạch vừa và nhỏ, gây thương tổn thận, ruột, da….
Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em, trong đó trẻ em trước 5 tuổi chiếm khoảng 50%, trẻ em từ 3 – 10 tuổi chiếm khoảng 75%. Trẻ em nam mắc bệnh chiếm 2 lần trẻ nữ.
Viêm mao mạch dị ứng có thể gặp ở những người cơ địa dị ứng, tiếp xúc với các dị nguyên như vắc – xin, thuốc, thức ăn lạ, thay đổi thời tiết…. dẫn đến phản ứng với các kháng thể và kháng nguyên. Phản ứng này diễn ra trên lớp nội mạc (chủ yếu là mao mạch vừa và nhỏ) dẫn đến giải phóng chất trung gian hóa học, làm phức hợp IgA trong thành mạch. Phức hợp này sẽ lắng đọng ở mao mạch, dẫn đến xuất huyết trên da.
Viêm mao mạch dị ứng có tự khỏi được không? Thực tế vẫn có các trường hợp mắc viêm mao mạch dị ứng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đa phần tiến triển bệnh nhanh, dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, đau khớp, viêm thận. Vì vậy, bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên chú ý thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng giúp ngăn chặn biến chứng và điều trị bệnh dứt điểm.
Xuất huyết nhiều ở chân, có biểu hiện tiến triển thành mề đay
Nhận biết biến chứng viêm mao mạch dị ứng như thế nào?
Viêm mao mạch dị ứng thường có các triệu chứng nhận biết điển hình như: xuất huyết dưới da, đau khớp, xuất huyết tiêu hóa, ảnh hưởng chức năng thận. Cụ thể như sau:
- Xuất huyết dưới da: Triệu chứng xuất huyết thường gặp ở 100% các bệnh nhân. Đốm xuất huyết mọc nhiều ở tay chân hoặc đùi, mông. Xuất huyết có dạng chấm, không ngừa, ít khi gặp ở thân mình. Biểu hiện xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý như: lupus ban đỏ, xuất huyết giảm tiểu cầu….
- Đau và viêm khớp: Ước tính khoảng 75% bệnh nhân có dấu hiệu đau ở gối, cổ chân, khuỷu chân. Đau chân thường đối xứng 2 bên, kèm theo phù khớp, đau gân gây hạn chế vận động.
- Xuất huyết tiêu hóa: Người bệnh bị đau bụng quanh rốn, buồn nôn, nôn nhiều, đi ngoài ra máu, nôn ra máu….
- Thương tổn thận: Chủ yếu xảy ra ở giai đoạn cấp tính với các triệu chứng đái ra máu vi thể, đại thể, có protein niệu trong máu.
Viêm mao mạch dị ứng nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Viêm cầu thận, suy thận.
- Viêm tinh hoàn (có thể sưng đau tinh hoàn trong vài ngày).
- Viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.
- Xuất huyết phế nang.
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Đau đầu, xuất huyết não, hôn mê, rối loạn hành vi….
- Viêm võng mạc ở đáy mắt…..
Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm mao mạch dị ứng là suy thận thường tiến triển rất nhanh đòi hỏi phải được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và ngăn chặn, tránh tổn thương thận vĩnh viễn.
Xuất huyết tiêu hóa do viêm mao mạch dị ứng
Điều trị viêm mao mạch dị ứng theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
Viêm mao mạch dị ứng có tự khỏi được không? Theo bác sĩ chuyên khoa rất ít có bệnh nhân tự điều chỉnh hệ miễn dịch để khỏi viêm mao mạch dị ứng tự nhiên mà không phải dùng thuốc. Tuy nhiên, bệnh viêm mao mạch dị ứng hiện chưa có thuốc đặc trị.
Bệnh viêm mao mạch dị ứng điều trị theo Tây y hiện đang áp dụng các loại thuốc giúp ngăn chặn triệu chứng của bệnh như:
- Thuốc chống dị ứng: Bao gồm các loại kháng histamin, giúp giảm viêm và xuất huyết mao mạch.
- Thuốc bảo vệ thành mạch.
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Trường hợp đau khớp hoặc đau bụng có thể sử dụng thuốc chống viêm không Steroid.
- Nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn: Có thể sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp.
- Nếu phát hiện thiếu máu nặng do xuất huyết: Áp dụng truyền hồng cầu.
- Bệnh nhân tổn thương thận nặng: Dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Các loại thuốc Tây điều trị viêm mao mạch dị ứng như trên chủ yếu giúp giảm các triệu chứng của bệnh, không có tác dụng điều trị bệnh triệt để.
Vì vậy không ít người lựa chọn điều trị viêm mao mạch dị ứng bằng các thảo dược Đông y, giúp tăng cường lưu thông máu, nâng cao hệ miễn dịch, phục hồi chức năng Gan, Thận, giúp loại bỏ nhanh triệu chứng xuất huyết. Tăng cường hệ miễn dịch cũng là cách tốt nhất ngăn chặn viêm mao mạch dị ứng. Các thảo dược Đông y lành tính được ứng dụng trong nhiều bài thuốc Y học cổ truyền mang lại hiệu quả tốt được rất nhiều người tin dùng.
Chăm sóc bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng tại nhà
Dưới đây là một số cách đơn giản giúp hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng tại nhà:
- Bổ sung vitamin C bằng thực phẩm hoặc thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường sức đề kháng.
- Ăn uống đủ dưỡng chất, tăng cường nhóm thực phẩm loãng như cháo, súp.
- Hạn chế đi lại, không làm việc, lao động nặng nhọc.
- Không dùng nước ngọt có ga hoặc sử dụng các loại đồ uống có cồn, rượu, bia.
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
- Không dùng các loại thực phẩm cay, nóng, thịt chó, bò, hải sản, đồ ăn dễ gây dị ứng….
- Vệ sinh nhà ở, nơi làm việc sạch sẽ, tránh các bụi mạt hoặc các loại côn trùng.
- Vệ sinh vùng da bị xuất huyết bằng nước sạch, không tự ý sử dụng các loại kem bôi da, sữa dưỡng thể, thuốc bôi….
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Viêm mao mạch dị ứng có tự khỏi không?”. Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng khó điều trị.