Bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em cần phát hiện sớm tránh biến chứng viêm thận

Bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em là bệnh viêm mao mạch gây tổn thương mao mạch nhỏ do lắng đọng IgA trong thành mạch. Bệnh gây ảnh hưởng đến mao mạch da, ruột, thận và khớp.

Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em

Biểu hiện lâm sàng của bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em gồm có 4 triệu chứng điển hình như sau:

- Nổi ban xuất huyết:

Thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân với triệu chứng nổi xuất huyết có bờ cao hơn bề mặt da, ấn xuống không thấy lõm da, không đau, không ngứa, có thể dẫn đến viêm mao mạch hoại tử.

Với bệnh nhân là người lớn và trẻ lớn tuổi, ban xuất huyết thường mọc nhiều ở chân và tay, nhưng với trẻ nhỏ các vết phát ban chủ yếu ở mông, lưng và đùi.

Vết xuất huyết thường có dạng đa hình thái, có kiểu chấm nốt hoặc mọc thành mảng. Một số trường hợp có thể tự biến mất mà không để lại di chứng.

Nổi ban xuất huyết viêm mao mạch dị ứng 

- Đau và viêm khớp:

Ước tính khoảng 50 – 80% bệnh nhân bị đau ở cổ chân và khớp gối, có thể kéo dài trong khoảng vài ngày nhưng không gây biến dạng khớp.

- Đau bụng:

Khoảng 50% bệnh nhân có biểu hiện đau bụng thành từng cơn, chủ yếu đau quanh rốn, đau vùng thượng vị. Nguyên nhân là do có xuất huyết ở mao mạch phúc mạc và mạc treo. Đây là dấu hiệu tổn thương hệ tiêu hóa, thường hình thành sau khoảng 1 tuần sau khi nổi phát ban, kèm theo các biểu hiện như: buồn nôn, nôn nhiều, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, đi ngoài phân đen….

Hình ảnh xuất huyết tiêu hóa 

- Thương tổn thận:

Thường xảy ra ở khoảng 40 - 50% bệnh nhân. Người bệnh có thể bị viêm cầu thận nhẹ. Một số bệnh nhân có thể tiến triển viêm cầu thận nhanh, gây hội chứng thận hư, viêm cầu thận, thậm chí suy thận mạn.

Bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em gây tổn thương thận thường sau khoảng 2 – 8 tuần khởi phát bệnh. Thận thương tổn thường gặp ở những bệnh nhân đã có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa, nổi phát ban kéo dài khoảng 1 tháng, ít khi gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Ngoài ra, suy thận và viêm cầu thận mạn chủ yếu gặp ở độ tuổi trưởng thành, ít khi gặp ở trẻ em.

- Một số dấu hiệu khác:

Người bệnh có thể mệt mỏi, sốt nhẹ, đau nhức cẳng chân, bắp chân. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn phải đối mặt với các biểu hiện như: lồng ruột, chảy máu cam, nhồi máu não, co giật, xuất huyết phổi, viêm tinh hoàn. Tuy nhiên, các dấu hiệu này không phổ biến.

Biểu hiện cận lâm sàng khi thăm khám bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em sẽ có một số đặc điểm như sau:

- Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

- Số lượng tiểu cầu và xét nghiệm chỉ số đông máu bình thường.

- Nồng độ CRP tăng.

- Xét nghiệm nước tiểu nhận thấy có protein niệu, trụ HC và HC niệu gây thương tổn cầu thận.

- Nồng độ IgA trong máu tăng.

- Khi thực hiện sinh thiết da hoặc thận: Nhận thấy hình ảnh hoại tử dạng fibrin có trong thành mạch máu, dẫn đến phù nề tế bào nội mô thành mạch, có bạch cầu đa nhân trung tính xâm nhập.

- Thực hiện nhuộm miễn dịch huỳnh quanh mô sinh thiết: Có biểu hiện lắng đọng IgA trong thành mạch.

Chẩn đoán bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em theo bác sĩ chuyên khoa

Theo Tiêu chuẩn của Hội Khớp học châu Âu (2010) chẩn đoán bệnh bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em sẽ có biểu hiện xuất huyết dưới da kèm theo 1 trong những dấu hiệu lâm sàng dưới đây:

- Đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, đi ngoài lẫn máu.

- Sinh thiết da có dấu hiệu lắng đọng IgA trong thành mạch.

- Viêm khớp, đau khớp.

- Thương tổn thận (có protein niệu hoặc hồng cầu niệu).

Chẩn đoán phân biệt bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em với các bệnh khác như sau:

- Đau bụng do bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em cần phân biệt với đau bụng ngoại khoa bằng cách xem xét phản ứng thành bụng, phúc mạc….

- Phân biệt với bệnh nhiễm trùng não mô cầu: Thường có các triệu chứng sốt, nhiễm khuẩn, có ban xuất huyết đa hình thái, phân bố không giống bệnh viêm mao mạch dị ứng.

- Thấp tim: Người bệnh có dấu hiệu sốt, không có thương tổn da, khi khám lâm sàng hoặc thực hiện siêu âm tim có phát hiện thương tổn van tim và nồng độ CRP trong máu tăng cao.  

- Xuất huyết giảm tiểu cầu: Có biểu hiện hình thành ban xuất huyết đa hình thái, phân bố thành dạng mảng ở toàn thân, thường kèm theo biểu hiện xuất huyết nội tạng, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu chân răng, rong huyết….

- Bệnh Lupus ban đỏ: Bệnh nhân có dấu hiệu sốt nhiều, phát ban có dạng hình cánh bướm, viêm loét miệng, rụng tóc….

- Dấu hiệu phản ứng thuốc: Nổi phát ban xuất hiện ngay sau khi dùng thuốc, thường kèm theo biểu hiện ngứa và tổn thương hốc mắt, miệng….

- Viêm khớp dạng thấp: Người bệnh có biểu hiện sốt lâu không cắt, sưng đau khớp có dấu hiệu đối xứng, có thể dẫn đến biến dạng khớp, không đau bụng, không xuất huyết ở da.

- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Biểu hiện sốt cao, có nhiễm khuẩn, tổn thương van tim.

Điều trị bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em như thế nào?

Tây y hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em. Phác đồ điều trị của các bệnh viện chủ yếu là sử dụng thuốc chống viêm, giảm các triệu chứng như sau:

- Nghỉ ngơi nhiều tại chỗ.

- Sử dụng vitamin C liều cao (uống hoặc tiêm tĩnh mạch) theo chỉ định của bác sĩ.

- Bù dịch khi có biểu hiện tiêu chảy mất nước.

- Uống nhiều nước.

- Bổ sung thực phẩm loãng (như cháo, súp, thức ăn lỏng)….

- Đau bụng: Tham khảo dùng thuốc giảm đau, thuốc an thần.

- Xuất huyết tiêu hóa: Dùng thuốc ranitidine, cimetidine hoặc omeprazole để ức chế tiết dịch vị hoặc transamin để cầm máu.

- Chống viêm bằng thuốc NSAIDs cho những trường hợp có ban xuất huyết và đau khớp. Áp dụng dùng trong khoảng 5 – 10 ngày theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa. Không sử dụng cho những trường hợp bệnh nhân suy thận, suy gan hoặc xuất huyết tiêu hóa vì có thể làm bệnh nặng hơn. Một số loại thuốc chống viêm thường dùng là: ibuprofen (liều dùng: 200 – 800mg chia làm 2 – 4 lần uống với người lớn hoặc 30 – 40g/kg/ ngày chia làm 3 – 4 lần uống cho trẻ em) hoặc Diclofenac (liều dùng 50 –75 mg chia làm 2 lần uống trong ngày).

- Glucocorticoid (GC): Loại thuốc này áp dụng cho những bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, đau khớp, viêm thận… không đáp ứng với các loại thuốc chống viêm không Steroid. Liều dùng có thể khởi đầu với 1 mg/ kg/ ngày (theo đường uống hoặc tiêm) vào buổi sáng. Mỗi đợt dùng không quá 1 tháng.

- Thuốc ức chế miễn dịch: Có thể phối hợp dùng Glucocorticoid khi có biểu hiện thận hư, tiến triển viêm cầu thận nhanh. Liều dùng đối với thuốc Azathioprine loại viên 50mg là: 2mg/kg/24h, dùng trong 3 – 6 tháng; Cyclosporine loại 25mg hoặc 100mg liều lượng 2 - 5mg/ kg/ 24h dùng trong 3 – 6 tháng hoặc Cyclophosphamide loại viên 50mg liều lượng 1 - 2mg/kg/24h, dùng trong 3 – 8 tuần.

- Với trường hợp tổn thương nội tạng nặng, cơ thể không đáp ứng với các loại thuốc trên: Tham khảo áp dụng Corticoid liều cao như thuốc methylprednisolone thực hiện truyền tĩnh mạch, liều lượng 500mg/ngày trong 3 ngày hoặc sử dụng IVIg liều cao.

- Bệnh nhân viêm thận, suy thận: Có thể phải lọc huyết tương hoặc tiến hành ghép thận.

Theo dõi điều trị bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em

Khi thực hiện điều trị bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em cũng cần chú ý đến các chỉ số:

- Huyết áp.

- Cường độ các triệu chứng xuất huyết, đau bụng, đau khớp, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

- Chỉ số lắng máu, phân tích nước tiểu.

- Phân tích chức năng gan, thận (các chỉ số ALT, AST, urê và creatinine trong máu).

- Nồng độ IgA trong máu.

Nếu bệnh nhân không có biểu hiện tổn thương thận vẫn cần theo dõi các chỉ số ít nhất 3 tháng/ lần trong vòng 6 tháng. Các trường hợp thương tổn thận cần chú ý theo dõi các chỉ số trên 1 tháng/ 1 lần cho đến khi chức năng thận ổn định.

Bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em có thể gây biến chứng nghiêm trọng nhất là viêm cầu thận, suy thận mạn. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ

Schonlein Henoch là bệnh gì? Có thuốc điều trị không?

Schonlein Henoch là bệnh gì? Có thuốc điều trị không?

Ban xuất huyết Schonlein Henoch là bệnh lý gây viêm mạch máu vừa và nhỏ. Căn bệnh này được xem là một dạng rối loạn cấp tính thông qua trung gian IgA, ít khi ảnh hưởng đến phổi và hệ thần kinh trung ương. Cụ thể Schonlein Henoch là bệnh...
Viêm mao mạch dị ứng có tự khỏi không? Cách hay chữa bệnh tại nhà

Viêm mao mạch dị ứng có tự khỏi không? Cách hay chữa bệnh tại nhà

Viêm mao mạch dị ứng có tự khỏi không là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, viêm mao mạch dị ứng gây tổn thương các mao mạch vừa và nhỏ, để lâu có thể gây biến chứng đến hệ tiêu hóa và thận. Do vậy, phát hiện và...
Hội chứng Schonlein Henoch gây tổn thương hệ tiêu hóa, chức năng thận

Hội chứng Schonlein Henoch gây tổn thương hệ tiêu hóa, chức năng thận

Hội chứng Schonlein Henoch còn có tên gọi khác là ban xuất huyết Schonlein Henoch hoặc viêm mao mạch dị ứng, viêm mạch IgA. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý này là viêm cầu thận, suy thận. Làm thế nào để phòng tránh hội chứng Schonlein Henoch? Cùng...
Viêm mao mạch dị ứng Schonlein - Henoch thường gặp ở nhóm tuổi nào?

Viêm mao mạch dị ứng Schonlein - Henoch thường gặp ở nhóm tuổi nào?

Viêm mao mạch dị ứng Schonlein – Henoch còn có tên gọi khác là ban xuất huyết Henoch-Schonlein, viêm mạch IgA. Bệnh có thể dẫn đến thương tổn vi mạch hệ thống ở các cơ quan như: da, ruột, thận, khớp. Bệnh có nguy hiểm không và làm thế nào...
Viêm mao mạch dị ứng nhẹ, không đau có phải điều trị không?

Viêm mao mạch dị ứng nhẹ, không đau có phải điều trị không?

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý gây tổn thương hệ thống mao mạch vừa và nhỏ. Nhiều bệnh nhân mắc viêm mao mạch dị ứng nhẹ với biểu hiện xuất huyết dưới da, không đau, không ngứa có phải điều trị không? Nội dung bài viết là tư...
Kinh nghiệm điều trị
CHÂN LỞ LOÉT VÌ VIÊM TẮC TĨNH MẠCH VÀ HÀNH TRÌNH PHỤC HỒI ĐÁNG KINH NGẠC CỦA ANH PHƯƠNG

CHÂN LỞ LOÉT VÌ VIÊM TẮC TĨNH MẠCH VÀ HÀNH TRÌNH PHỤC HỒI ĐÁNG KINH NGẠC CỦA ANH PHƯƠNG

Anh Trương Văn Phương, người đàn ông chân chất đến từ Ấp 6, Xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, Long An đã có rất nhiều ngày đau đớn và kiệt quệ vì căn bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch chân. Vết loét sâu không ngừng hoại tử suốt hơn một năm...
CHÁU TRAI 4 NĂM MẮC VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: “CON MONG ƯỚC ĐƯỢC CHẠY NHẢY NHƯ CÁC BẠN!”

CHÁU TRAI 4 NĂM MẮC VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: “CON MONG ƯỚC ĐƯỢC CHẠY NHẢY NHƯ CÁC BẠN!”

Chị N.T.P – Mẹ cháu Q. sinh sống tại Quảng Ninh chia sẻ: “Con trai tôi đang học lớp 4 thì phát hiện viêm mao mạch hoại tử. Tính đến nay là đã hơn 4 năm mắc bệnh. Từ một cậu bé hoạt bát, nhanh nhẹn, vì bệnh tật mà...
NỖI THỐNG KHỔ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ 8 NĂM MẮC VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ CHÂN LỞ LOÉT, ĐAU ĐỚN

NỖI THỐNG KHỔ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ 8 NĂM MẮC VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ CHÂN LỞ LOÉT, ĐAU ĐỚN

Chị Đ.T.H (hiện đang sống ở Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) mắc viêm mao mạch hoại tử suốt 8 năm. Khoảng 5 năm trở lại đây, chân chị đau nhức, lở loét, chảy máu mủ nhiều khiến chị đi lại rất khó khăn. “Tôi chỉ có mong ước nhỏ...
CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

Cụ bà 95 tuổi (Ba Vì, Hà Nội) bị viêm tắc động mạch chi dưới nhiều năm khiến các chi dần teo lại, hoại tử hết nửa bàn chân trái. Bàn chân cụ chảy máu mủ, đau nhức vô cùng nên toàn bộ các sinh hoạt, đi lại, vệ sinh...
PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

Anh Tammy Nguyễn là người Việt đang sinh sống tại Úc. Anh biết tin mình mắc viêm mao mạch dị ứng nhiều năm, đã uống đủ các loại thuốc của Úc, của Mỹ, dùng thuốc bôi của Hàn, Nhật nhưng vẫn không khỏi. Vì công việc làm lái xe nên...
HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

Anh Phóng (47 tuổi, sinh sống ở Thị Trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Quảng Trị) bị viêm mao mạch hoại tử nhiều năm chạy chữa nhưng dai dẳng mãi không khỏi. Có những khi anh tưởng như chân mình đỡ hẳn rồi nhưng chỉ sau 1 bữa nhậu lại...
Bài đọc nhiều nhất
CHÂN LỞ LOÉT VÌ VIÊM TẮC TĨNH MẠCH VÀ HÀNH TRÌNH PHỤC HỒI ĐÁNG KINH NGẠC CỦA ANH PHƯƠNG

CHÂN LỞ LOÉT VÌ VIÊM TẮC TĨNH MẠCH VÀ HÀNH TRÌNH PHỤC HỒI ĐÁNG KINH NGẠC CỦA ANH PHƯƠNG

Anh Trương Văn Phương, người đàn ông chân chất đến từ Ấp 6, Xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, Long An đã có rất nhiều ngày đau đớn và kiệt quệ vì căn bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch chân. Vết loét sâu không ngừng hoại tử suốt hơn một năm...
THÔNG BÁO RA MẮT SẢN PHẨM KHANG MẠCH LINH HSP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

THÔNG BÁO RA MẮT SẢN PHẨM KHANG MẠCH LINH HSP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh thông báo ra mắt sản phẩm Khang Mạch Linh HSP dành riêng cho người mắc viêm mao mạch dị ứng. 
CHÁU TRAI 4 NĂM MẮC VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: “CON MONG ƯỚC ĐƯỢC CHẠY NHẢY NHƯ CÁC BẠN!”

CHÁU TRAI 4 NĂM MẮC VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: “CON MONG ƯỚC ĐƯỢC CHẠY NHẢY NHƯ CÁC BẠN!”

Chị N.T.P – Mẹ cháu Q. sinh sống tại Quảng Ninh chia sẻ: “Con trai tôi đang học lớp 4 thì phát hiện viêm mao mạch hoại tử. Tính đến nay là đã hơn 4 năm mắc bệnh. Từ một cậu bé hoạt bát, nhanh nhẹn, vì bệnh tật mà...
NỖI THỐNG KHỔ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ 8 NĂM MẮC VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ CHÂN LỞ LOÉT, ĐAU ĐỚN

NỖI THỐNG KHỔ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ 8 NĂM MẮC VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ CHÂN LỞ LOÉT, ĐAU ĐỚN

Chị Đ.T.H (hiện đang sống ở Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) mắc viêm mao mạch hoại tử suốt 8 năm. Khoảng 5 năm trở lại đây, chân chị đau nhức, lở loét, chảy máu mủ nhiều khiến chị đi lại rất khó khăn. “Tôi chỉ có mong ước nhỏ...
Dược phẩm Khang Linh nhận Huy chương “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”

Dược phẩm Khang Linh nhận Huy chương “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”

Ngày 04/5/2024, đại diện lãnh đạo Dược phẩm Khang Linh vinh dự nhận Huy chương “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng" năm 2024 do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) trao tặng cho sản phẩm Khang Mạch Linh.
Kết nối qua Fanpage