Bệnh viêm da mao mạch có nên điều trị bằng thuốc Tây không?
Bệnh viêm da mao mạch thuộc nhóm bệnh tự miễn chưa rõ nguyên nhân cụ thể, gây thương tổn mao mạch ở các cơ quan: da, ruột, khớp, thận. Viêm da mao mạch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh chủ yếu xảy ra nhiều ở trẻ em.
Bệnh viêm da mao mạch là gì?
Bệnh viêm da mao mạch có tên gọi phổ biến là viêm mao mạch dị ứng hoặc viêm mạch IgA, ban xuất huyết Schonlein-Henoch, ban xuất huyết dạng thấp… dẫn đến thương tổn vi mạch ở da, ruột, thận, khớp.
Người bệnh chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi (chiếm 75%), trẻ nam nhiều gấp 2 lần trẻ nữ.
Bệnh viêm da mao mạch không phải là bệnh lý lây lan, thường gây các triệu chứng phổ biến như:
- Xuất huyết dưới da, dạng phát ban mọc nhiều ở tay, chân, thân mình.
- Đau khớp thường xảy ra ở 2 bên, kéo dài khoảng vài ngày đến vài tháng.
- Viêm cầu thận, viêm thận, suy thận với các biểu hiện đi đái ra máu, có protein máu….
Viêm da mao mạch hiện chưa được xác định nguyên nhân và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.
Viêm mao mạch dị ứng phổ biến ở trẻ nhỏ từ 3 - 10 tuổi
Bệnh viêm da mao mạch có nên điều trị bằng thuốc Tây không?
Điều trị bằng thuốc Tây hiện chưa có phác đồ đặc trị. Các loại thuốc Tây theo đơn của bác sĩ chủ yếu giúp giảm triệu chứng khó chịu và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da mao mạch.
Một số trường hợp có thể được kê các loại thuốc kháng Histamin giúp giảm tình trạng kích ứng do dị ứng bao gồm:
- Thuốc kháng histamin H1 như: clorpheniramin, promethazin, hydroxyzine, diphenhydramin,….
- Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 như: fexofenadine, cetirizin, loratadine….
- Thuốc kháng histamin H2 như: famotidin, ranitidine, cimetidin….
Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ đau đầu, tiêu chảy, chóng mặt, rối loạn tiền đình, buồn nôn, chóng mặt…. Loại thuốc này bắt buộc phải dùng theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không nên tự ý mua và điều trị theo cảm tính.
Ngoài ra, bệnh viêm da mao mạch còn có thể phải uống thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh… như:
- Dùng thuốc giảm đau và chống viêm không chứa Steroid: Thường dùng nhất là Paracetamol áp dụng cho những bệnh nhân bị đau cơ, sốt, đau khớp. Không áp dụng cho trường hợp có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa.
- Corticoid: Đây là loại thuốc ức chế miễn dịch giúp giảm các triệu chứng khó chịu. Có thể dùng Prednisolon theo liều lượng 1 – 2mg/kg cân nặng/ngày, thời gian áp dụng khoảng 3- 4 tuần sau đó giảm liều lượng. Có thể dùng kết hợp với các loại thuốc ức chế miễn dịch khác.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Thường được dùng cho các bệnh nhân có biểu hiện viêm cầu thận. Loại thuốc dùng nhiều là azathioprin liều lượng 3- 4 mg/kg/24h kết hợp với corticoid, cần giảm liều lượng sau 6 tháng đến 1 năm.
- Kháng sinh: Thường dùng nhất là Penicillin áp dụng cho các trường hợp nhiễm khuẩn liên cầu.
Bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên rằng khi uống thuốc Tây nên kết hợp với theo dõi biến chứng để kịp thời điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Điều trị bệnh viêm da mao mạch bằng các bài thuốc Y học cổ truyền đang là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc cổ phương kết hợp các dược liệu tự nhiên giúp tăng hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giúp kích thích lưu thông máu đến các cơ quan. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, máu huyết được điều hòa sẽ giúp phục hồi chức năng Gan, Thận làm đẩy lùi xuất huyết dưới da.
Chế độ sinh hoạt, ăn uống cho người mắc bệnh viêm da mao mạch
Ngoài việc kiên trì theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp đẩy lùi bệnh viêm da mao mạch như:
- Người bệnh nên chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động nặng nhọc.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C từ hoa quả, các loại rau xanh để giảm áp lực đến hệ tiêu hóa.
- Không ăn các loại đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, đường ngọt.
- Uống nhiều nước.
- Ăn nhiều thực phẩm có tính mát như: sữa chua, các chế phẩm từ sữa chua….
Khi mắc bệnh viêm da mao mạch, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh nhân không tự ý mua thuốc điều trị để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.