Bệnh viêm mao mạch máu thiếu hiểu biết gây hậu quả khó lường
Bệnh viêm mao mạch máu là căn bệnh gây viêm mạch máu nhỏ, còn được gọi bằng tên gọi phổ biến là viêm mao mạch dị ứng. Bệnh có thể gây biến chứng đến hệ tiêu hóa, xương khớp và chức năng Thận. Bài viết tổng hợp những kiến thức về bệnh viêm mao mạch máu để người bệnh có biện pháp điều trị đúng cách nhất.
Bệnh viêm mao mạch máu: Chưa rõ nguyên nhân chính xác
Hiện nay có rất nhiều giả thuyết về bệnh viêm mao mạch máu. Một số cho rằng bệnh được kích hoạt sau khi dùng các loại thuốc như: sulfa, penicillin, thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh, điều trị bệnh Gút…. Giả thuyết khác cho rằng khi các virus, vi khuẩn xâm nhập cũng có thể dẫn đến phản ứng thái quá của hệ miễn dịch. Một số loại virus như: viêm gan B, HIV, viêm gan C, lupus dạng thấp, viêm khớp dạng thấp, viêm ruột, hội chứng Sjogren….
Ngoài ra, bệnh viêm mao mạch máu cũng có thể được kích hoạt với các yếu tố như: thức ăn lạ, thay đổi thời tiết, phản ứng sau khi tiêm vắc – xin….
Triệu chứng nhận biết viêm mao mạch dị ứng
Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm mao mạch máu:
- Nổi ban xuất huyết: Bệnh có thể gây ra các ban xuất huyết xuất hiện trên chân, tay, ít khi gặp ở thân mình. Xuất huyết thường có màu đỏ hoặc tím, bề mặt nổi cao. Mảng xuất huyết có thể phát triển thành mề đay, mụn nước hoặc vết hoại tử.
- Đau khớp: Thường gặp ở 75% bệnh nhân. Cơn đau nhiều ở khớp cổ chân, kèm theo biểu hiện đau gân phối hợp.
- Dấu hiệu ở hệ tiêu hóa: Đau bụng âm ỉ quanh rốn, đau nhiều ở thượng vị kèm theo buồn nôn, nôn nhiều, đi ngoài phân đen…..
Nổi ban xuất huyết ở chân do bệnh viêm mao mạch máu
Bệnh viêm mao mạch máu có thể gây khó chịu khiến trẻ bỏ ăn, quấy khóc…. Trẻ cần được theo dõi để tránh những biến chứng nguy hiểm khác như:
- Tổn thương khớp, đau khớp, đau gân phối hợp.
- Ban xuất huyết biến chứng sang hoại tử.
- Đau bụng dữ dội, đi ngoài phân đen.
- Lồng ruột cấp, tắc ruột, thủng đại tràng, giãn đại tràng.
- Viêm tụy cấp.
- Đái ra máu đại thể hoặc vi thể, viêm cầu thận….
- Biến chứng ở cơ quan sinh dục: trẻ nam mắc viêm mao mạch máu có thể bị xoắn thừng tinh hoặc viêm tinh hoàn.
- Tăng nguy cơ xuất huyết phổi, nhồi máu cơ tim, tràn dịch màng phổi.
Bệnh viêm mao mạch máu có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến hệ tiêu hóa, chức năng thận nên người bệnh cần chú ý theo dõi các triệu chứng để kịp thời điều trị càng sớm càng tốt.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mao mạch máu
Biểu hiện của bệnh viêm mao mạch máu rất dễ nhầm lẫn với bệnh lupus ban đỏ, sốt xuất huyết….. Chẩn đoán viêm mao mạch máu như sau:
- Xuất huyết nhiều dưới da.
- Kết quả sinh thiết da thấy có lắng đọng IgA trong thành mạch máu nên bệnh này còn được gọi là bệnh viêm mạch IgA.
- Bác sĩ chuyên khoa có thể hỏi bạn về tiền sử sử dụng thuốc, các bệnh lý nền để chẩn đoán chính xác hơn.
- Xét nghiệm công thức máu, kết hợp với chức năng gan, thận, tốc độ lắng máu để chẩn đoán mức độ viêm.
- Để chẩn đoán biến chứng của bệnh viêm mao mạch máu, bác sĩ chuyên khoa có thể tư vấn bạn thực hiện siêu âm bụng, xét nghiệm nước tiểu…..
Điều trị bệnh viêm mao mạch máu theo Tây y chủ yếu giảm các triệu chứng khó chịu. Bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc như: thuốc chống viêm không Steroid (ibuprofen hoặc naproxen). Một số trường hợp nặng có thể sử dụng đơn thuốc có chứa corticosteroid – thuốc ức chế miễn dịch, giúp giảm đau, kháng viêm nhưng có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng không đúng liều lượng hoặc dùng trong thời gian dài.
Bệnh viêm mao mạch máu có thể điều trị bằng các bài thuốc Y học cổ truyền. Sự kết hợp các thảo dược Đông y giúp tăng cường sức đề kháng, tăng lưu thông máu, giúp phục hồi chức năng Gan, Thận, làm tan xuất huyết, da dẻ hồng hào trở lại.
Điều trị bệnh viêm mao mạch máu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp đúng đắn nhất. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh lý phổ biến này.