Bệnh xuất huyết mao mạch có nên uống thuốc kháng histamin?
Bệnh xuất huyết mao mạch còn được gọi là viêm mao mạch dị ứng, gây nên các triệu chứng lâm sàng như: nổi ban xuất huyết, đau bụng, buồn nôn, đau xương khớp, thậm chí có thể gây biến chứng viêm cầu thận.
Bệnh xuất huyết mao mạch và những điều cần biết
Bệnh xuất huyết mao mạch có tên gọi phổ biến là viêm mao mạch dị ứng, thường gặp ở trẻ nhỏ độ tuổi từ 3 – 10 tuổi. Xuất huyết mao mạch có thể gây nên các triệu chứng như:
- Dấu hiệu ở da: Xuất huyết thường gặp ở khoảng 50% bệnh nhân, dẫn đến xuất huyết ở các vị trí: chân, tay, đùi, mông, ít khi gặp ở thân mình hoặc cơ quan sinh dục. Ban xuất huyết không gây ngứa, tạo thành các nốt có dạng chấm, gờ mặt cao, có thể dẫn đến mày đay, bầm máu, hoại tử. Người bệnh còn có thể có triệu chứng phù nề, ấn vào thấy lõm quanh các vùng da xuất huyết.
- Dấu hiệu tại khớp: Thường gặp ở 75% trường hợp mắc bệnh xuất huyết mao mạch. Biểu hiện đau khớp xảy ra ở khớp gối, cổ chân, khuỷu chân, hoặc có thể xảy ra ở ngón chân, vai, cột sống. Tổn thương khớp mang tính chất đối xứng, dẫn đến hạn chế cử động nhưng không gây biến dạng khớp, có thể tự khỏi trong vài ngày hoặc vài giờ.
- Tiêu hoá: Người bệnh thấy đau bụng quanh rốn, cơn đau có thể dữ dội, lan tỏa xuống vùng thượng vị, kết hợp với buồn nôn và nôn…. Thời gian đau có thể kéo dài đến vài ngày. Biến chứng nặng nhất là xuất huyết tiêu hóa và lồng ruột cấp, giãn đại tràng, thủng đại tràng, viêm tụy cấp….
- Thương tổn thận: Người bệnh có biểu hiện đái ra máu vi thể hoặc đại thể, trong nước tiểu có protein niệu, bạch cầu niệu. Hội chứng thận hư thường có các biểu hiện: protein niệu > 3g/24h (với người lớn), và > 40mg/m2 (ở trẻ em), kết hợp với albumin máu < 30g/l kết hợp với cao huyết áp. Hội chứng viêm thận cấp cũng có thể xác định với biểu hiện đi tiểu ra máu, protein niệu < 3g/24h (người lớn), < 40mg/m2/h (trẻ em) kết hợp tăng huyết áp. Người bệnh có thể phải đối mặt với suy thận mạn.
- Một số biến chứng khác: viêm tinh hoàn, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, xuất huyết phế nang, đau đầu, hôn mê….
Xuất huyết dưới da có dạng chấm
Bệnh xuất huyết mao mạch có nên dùng thuốc kháng histamin?
1. Công dụng của thuốc kháng histamin là gì?
Thuốc kháng histamin thường dùng để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh dị ứng như: ngứa mũi, ho khan, phát ban trên da, ngứa mắt…. Thuốc có cơ chế hoạt động ngăn chặn sản xuất tế nào bạch cầu khi tiếp xúc với các dị nguyên.
Thuốc kháng histamin thường dùng dạng lỏng hoặc dạng viên uống. Thuốc kháng histamin an toàn nếu sử dụng đúng liều lượng. Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn nhịp tim….
Thuốc kháng histamin cần dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
2. Có bao nhiêu loại thuốc kháng histamin?
Thuốc kháng histamine gồm có 2 nhóm:
- Nhóm thuốc Drowsy antihistamines gây buồn ngủ: promethazine, chlorphenamine, hydroxyzine ….
- Nhóm thuốc Non-drowsy antihistamines (ít hoặc không gây buồn ngủ): loratadine, cetirizine, fexofenadine….
Thuốc kháng histamine thường được bào chế thành nhiều dạng khác nhau như: siro, viên nén, chất lỏng, viên nang, gel, thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mắt, nước thơm, kem….
Khi sử dụng thuốc histamin cho người mắc bệnh xuất huyết mao mạch cần phải đặc biệt thận trọng. Uống thuốc kháng histamin cần phải đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua thuốc uống để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn.
3. Khi uống thuốc kháng histamin cần lưu ý điều gì?
Người mắc bệnh xuất huyết mao mạch khi uống thuốc kháng histamin cần chú ý:
- Liều lượng: Cần dùng đúng theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Liều lượng cần chú ý theo chỉ số cân nặng và số tuổi. Bác sĩ sẽ căn dặn bệnh nhân uống ngày bao nhiều lần, và uống khi nào (có loại histamin cần uống trước khi ngủ).
- Thời gian dùng thuốc kháng Histamin: Cần chú ý liều lượng phù hợp, một số loại thuốc được khuyến cáo chỉ nên dùng trong khoảng vài ngày.
- Một số tác dụng phụ của thuốc histamin: buồn ngủ, mờ mắt, khô miệng, đi tiểu khó, nhức đầu, người uể oải….
Thận trọng khi dùng thuốc kháng histamin với các loại thuốc trị viêm loét dạ dày, thuốc chống trầm cảm, thuốc ho… tránh biến chứng nguy hiểm. Không dùng thuốc kháng histamin cho người đang mang thai, người cho con bú, người có tiền sử bệnh gan, thận, tim, động kinh….
Thuốc kháng histamin chỉ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh xuất huyết mao mạch, chứ không phải thuốc điều trị triệt để bệnh. Hiện Tây y chưa có bất cứ loại thuốc nào đặc hiệu điều trị bệnh lý này nên người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc Tây, tránh dùng lâu dài ảnh hưởng đến chức năng Gan, Thận.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Bệnh xuất huyết mao mạch có nên dùng thuốc kháng histamin không?”. Khi dùng bất kì loại thuốc nào, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng, cách dùng để tránh tác dụng phụ.