Cách chữa viêm mao mạch dị ứng bằng cây lá dân gian
Phương pháp dân gian sử dụng các loại lá cây để loại bỏ kích ứng trên da được rất nhiều người sử dụng. Dưới đây là cách chữa viêm mao mạch dị ứng bằng các loại lá dân gian và lý giải của bác sĩ chuyên khoa cho bạn tham khảo thêm.
Cách chữa viêm mao mạch dị ứng bằng cây lá dân gian
Áp dụng các cách chữa viêm mao mạch dị ứng bằng cây lá dân gian có đem lại hiệu quả không? Theo bác sĩ chuyên khoa, viêm mao mạch dị ứng là bệnh tự miễn, do thương tổn hệ miễn dịch nên sử dụng các loại lá dân gian giúp làm tăng đề kháng có thể giúp giảm triệu chứng bệnh.
Nhiều người sử dụng các loại cây lá dân gian để tắm, làm giảm kích ứng ở da. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp làm dịu da, không thể giúp trị viêm mao mạch dị ứng triệt để. Để loại bỏ bệnh bạn có thể sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền áp dụng các thảo dược tự nhiên giúp tăng hệ miễn dịch, kích thích tuần hoàn máu, phục hồi chức năng Gan, Thận để cơ thể khỏe mạnh.
Bạn có thể kết hợp tham khảo một số cách giảm kích ứng da bằng cây lá dân gian dưới đây. Bạn cũng cần lưu ý rằng các cách chữa viêm mao mạch dị ứng bằng cây lá dân gian này không mang lại hiệu quả điều trị triệt để, do vậy nên kết hợp với các dược liệu Đông y để loại bỏ bệnh tốt nhất.
Cách chữa viêm mao mạch dị ứng bằng lá đơn đỏ
Lá cây đơn đỏ
Lá đơn đỏ còn được gọi là liễu đỏ, đơn tía, đơn mặt trời… giúp loại bỏ các triệu chứng của viêm da cơ địa, mề đay, dị ứng, á sừng, mẩn ngứa…. Trong Đông y, lá đơn đỏ có tính hàn, vị ngọt giúp đào thải các độc tố, làm thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu, giảm đau, trừ phong thấp. Lá đơn đỏ còn mang lại hiệu quả giúp làm mát gan, kháng khuẩn.
Người bệnh mắc viêm mao mạch dị ứng có thể áp dụng dùng mỗi ngày 20 – 30g lá đơn đỏ, đun sôi hãm lấy nước, chia làm 3 lần uống trong ngày để giúp thanh nhiệt, giải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch.
Người bệnh cũng có thể dùng lá đơn đỏ làm nước tắm giúp giảm kích ứng da do viêm mao mạch dị ứng. Bạn đem rửa sạch lá đơn đỏ, sau đó cho vào nồi nước đun sôi, đợi nước còn ấm thì đem ngâm rửa chân. Mỗi ngày áp dụng 1 lần.
Cách chữa viêm mao mạch dị ứng bằng lá trà xanh
Lá trà xanh
Theo Y học cổ truyền, lá trà xanh có tính ấm, vị đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc tố, kháng viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng. Lá trà xanh cũng có thể được dùng làm nước tắm giúp giảm kích ứng da, giảm khô da, ngăn ngừa viêm da nhạy cảm.
Bạn có thể dùng khoảng 10g trà xanh rửa sạch, đun sôi với khoảng 250ml nước. Sau đó, đợi nước còn ấm thì cho thêm 10ml nước cốt chanh và 10ml mật ong nguyên chất giúp tăng cường sức đề kháng, kháng viêm hiệu quả.
Bạn cũng có thể kết hợp dùng 50g lá trà xanh tươi rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi rồi cho thêm khoảng 20g muối hạt. Sau đó bạn pha lá trà xanh với đem tắm với nước lá trà xanh, mỗi ngày áp dụng 1 lần. Tắm với nước lá trà xanh sẽ giúp giảm viêm da, khô da, ngăn chặn viêm da.
Cách chữa viêm mao mạch dị ứng bằng lá khế
Lá khế
Lá khế là dược liệu lành tính trong Đông y, giúp giảm các bệnh lý viêm da dị ứng, viêm nang lông, nổi mề đay, viêm da cơ địa, á sừng, rạn da…. Lá khế có tính hàn, vị chua chát cũng thường được dùng giúp kháng viêm, kháng khuẩn, làm mát gan, thanh lọc cơ thể.
Bạn có thể dùng lá khế làm nguyên liệu để ngâm, rửa, hoặc tắm hàng ngày. Mỗi lần dùng khoảng 30g lá khế rửa sạch với nước muối, sau đó cho vào nồi đun sôi. Khi tắm bạn pha loãng với nước sạch để khắc phục viêm da, ngứa da.
Cách chữa viêm mao mạch dị ứng bằng sài đất
Lá cây sài đất
Cây sài đất giúp kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Người lớn thường dùng cây sài đất làm nguyên liệu tắm cho trẻ em, giúp giảm rôm sảy, ngăn ngừa mẩn ngứa, viêm da. Cây sài đất cũng có tính mát, giúp giảm các triệu chứng da khô, viêm da, nổi nốt trên da.
Bạn dùng khoảng 50g lá sài đất đem rửa sạch với nước, sau đó cho vào nồi nước 2 lít đun sôi. Khi tắm hòa chung với nước sạch, áp dụng mỗi ngày 1 lần.
Cách chữa viêm mao mạch dị ứng bằng lá trầu không
Lá cây trầu không
Lá trầu không có tính ấm, vị cay nóng, giúp làm giảm các triệu chứng viêm da, sưng đỏ do viêm mao mạch dị ứng gây nên. Lá trầu không cũng có hàm lượng lớn tinh dầu với các hoạt chất chavicol, betel-phenol và cađinen đều là những hoạt chất có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Vì vậy, những người mắc viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, nổi phát ban, á sừng… có thể dùng lá trầu không làm nước sát khuẩn mỗi ngày.
Bạn dùng khoảng 30g lá trầu không rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi với muối hạt tắm hoặc ngâm vào vùng da nổi xuất huyết, áp dụng mỗi ngày 1 lần.
Trên đây là các cách chữa viêm mao mạch dị ứng bằng cây lá dân gian cho bạn tham khảo. Những cách dân gian này chỉ là biện pháp hỗ trợ cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để dứt điểm bệnh tốt nhất.