Điều trị viêm mao mạch dị ứng bằng thuốc ức chế miễn dịch có hiệu quả và tác dụng phụ như thế nào

Viêm mao mạch dị ứng có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh không chỉ gây thương tổn ngoài da mà còn dẫn đến tổn thương hệ tiêu hóa, chức năng thận. Bài viết tổng hợp các loại thuốc Tây thường được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng.

 

Tìm hiểu chung về viêm mao mạch dị ứng

Đến này Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh viêm mao mạch dị ứng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh khởi phát do các yếu tố tác động như nhóm vi khuẩn, virus Mycoplasma, liên cầu nhóm A, Varicella virus, Parvovirus B19... gây nên. Bệnh còn có thể khởi phát sau đợt nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Viêm mao mạch dị ứng có triệu chứng điển hình nhất là xuất huyết dạng chấm ở khu vực cẳng chân, cẳng tay, mông, đùi... Tổn thương xuất huyết này tương tự như dạng mề đay hoặc bầm máu, nhưng không gây ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, viêm mao mạch dị ứng cũng khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng với các triệu chứng đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, nôn nhiều, đi ngoài ra máu, thậm chí lồng ruột cấp, viêm ruột. Nếu không được điều trị, người bệnh còn bị đau khớp, viêm cầu thận, suy thận, viêm cơ tim....

Điều trị viêm mao mạch dị ứng bằng thuốc Tây

Viêm mao mạch dị ứng thường gặp ở trẻ em

Có thể nói, viêm mao mạch dị ứng không gây nguy hiểm ngay lập tức. Nhưng bệnh lý này có thể gây tổn thương vĩnh viễn như: viêm thận, suy thận (phải chạy thận suốt đời). Các vết xuất huyết dưới da cũng không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lí của người bệnh mà còn có thể chuyển biến thành viêm mao mạch hoại tử, dẫn đến lở loét, gây khó khăn trong sinh hoạt, lao động, thậm chí phải cắt cụt chi nếu hoại tử nhiễm trùng.

Do vậy, viêm mao mạch dị ứng cần phải được phát hiện sớm, tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác để có lộ trình điều trị đúng cách.

Điều trị viêm mao mạch dị ứng bằng thuốc Tây

Người trưởng thành mắc viêm mao mạch dị ứng thường có biến chứng nghiêm trọng hơn 

Một số loại thuốc Tây điều trị bệnh viêm mao mạch dị ứng

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh tự miễn nên hiện chưa có bất kì loại thuốc Tây nào đặc trị căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch này. Thông thường, phác đồ điều trị ở các bệnh viện lớn chủ yếu dựa trên nguyên tắc giảm bớt khó chịu cho người bệnh và kiểm soát các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, bạn sẽ được tư vấn sử dụng một số loại thuốc tùy thuộc vào thể trạng và các triệu chứng đang gặp phải như:

1. Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch mang lại công dụng ngăn chặn phản ứng của cơ thể với các kháng thể và kháng nguyên. Loại thuốc ức chế miễn dịch thường dùng nhất là:

- Thuốc Glucocorticoid: Giúp kiểm soát nhanh các biến chứng của viêm mao mạch dị ứng gây tổn thương thận. Thuốc sẽ phát huy tác dụng sau khoảng 24 – 48 tiếng. Những bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, đau xương khớp có thể được bác sĩ kê đơn sử dụng Glucocorticoid. Tuy nhiên, thuốc chỉ nên dùng trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nặng, cơ thể không có phản ứng hiệu quả với thuốc kháng viêm và giảm đau.

- Thuốc Cyclosporin, Cyclophosphamid, Azathioprine: Các thuốc này có tác dụng tương tự như Glucocorticoid, nhưng chỉ được kê đơn khi cơ thể không đáp ứng với Glucocorticoid.

- Thuốc Immunoglobulin, Dapsone: Loại thuốc này là dạng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch giúp ngăn chặn tổn thương thận.

Lưu ý: Tất cả các loại thuốc ức chế miễn dịch chỉ được dùng theo đúng liều lượng và thời gian quy định của bác sĩ chuyên khoa. Nguyên nhân là do thuốc ức chế miễn dịch có thể gây phản ứng phụ dẫn đến suy giảm miễn dịch, làm tăng tính nhạy cảm của hệ miễn dịch với các loại virus, vi khuẩn. Dùng thuốc không đúng với chỉ định có thể gây nên các tác dụng phụ như: rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, viêm loét dạ dày, tổn thương thận, gan, thậm chí làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch và ung thư.

Điều trị viêm mao mạch dị ứng bằng thuốc Tây

Dùng thuốc ức chế miễn dịch phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa 

2. Các loại thuốc chống viêm giảm đau

Bệnh nhân mắc viêm mao mạch dị ứng có thể bị đau khớp, đau bụng, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa... Vì vậy việc dùng thuốc giảm đau, kháng viêm để kiểm soát các triệu chứng là cần thiết.

Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc như:

- Thuốc chống viêm giảm đau không steroid(NSAIDs): Naproxen, liều dùng  10 – 20 mg/kg, ngày dùng 2 lần sau ăn. Thuốc thường dùng trong trường hợp có biểu hiện đau cơ, đau khớp, sốt.

- Thuốc Ibuprofen và các thuốc NSAIDs khác cũng đem lại hiệu quả nhưng cần cân nhắc sử dụng.

- Penicillin: Đây là thuốc kháng sinh dùng cho trường hợp phát hiện nhiễm khuẩn liên cầu.

Lưu ý: Dùng thuốc kháng viêm, giảm đau cần được xem xét kĩ bởi các loại thuốc trên có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, đau đầu.... Bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên tiền sử người bệnh có bệnh lý nền về đường tiêu hóa hoặc tim mạch để hạn chế tối đa các tác dụng phụ.  

3. Một số phương pháp khác

Tùy thuộc vào tình hình bệnh nhân mà bác sĩ có thể kê thêm thuốc chống co thắt, thuốc kháng Histamin hoặc áp dụng biện pháp lọc huyết tương, ghép thận.... Nếu bệnh nhân có biểu hiện suy thận mãn tính cần phải tiến hành lọc huyết tương, chờ thận tương thích với cơ thể để thực hiện phẫu thuật ghép thận.

Điều trị viêm mao mạch dị ứng bằng thuốc Tây cần phải được theo dõi hàng ngày để ngăn chặn biến chứng tổn thương thận. Người bệnh cũng cần chú ý thực hiện một số biện pháp dưới đây để cải thiện hệ miễn dịch:

- Nghỉ ngơi nhiều hơn.

- Uống nhiều nước.

- Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C, tăng cường chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.

- Bổ sung các món ăn lỏng như cháo, súp.

- Tránh xa các chất kích thích gây hại cho gan, thận.

Việc sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch phải được theo  dõi chặt chẽ từ bác sỹ và chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian ngắn. Các thuốc ức chế miễn dịch ngăn chặn được sớm các biến chứng không mong muốn của bệnh, tuy nhiên nếu dùng lâu dài gây ra rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn. 

Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu về sản phẩm Khang Mạch Linh, đây là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược lành tính, đã được chứng minh hiệu quả qua hàng nghìn bệnh nhân bị  ban xuất Huyết Henoch-Schonlein , bệnh nhân nhỏ tuổi nhất dùng Khang mạch linh là cháu bé 2 tuổi. Khang mạch linh dựa trên y lý của y học cổ truyền để mang tới giải pháp cho người bệnh bị viêm mao mạch dị ứng. 

Như vậy, bài viết đã tổng hợp những loại thuốc Tây điều trị viêm mao mạch dị ứng và tác dụng phụ không mong muốn để bạn cân nhắc. Mong rằng một số lời khuyên trên sẽ giúp bạn sớm tìm ra được cách điều trị hiện quả nhất cho mình. 

 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ

Schonlein Henoch là bệnh gì? Có thuốc điều trị không?

Schonlein Henoch là bệnh gì? Có thuốc điều trị không?

Ban xuất huyết Schonlein Henoch là bệnh lý gây viêm mạch máu vừa và nhỏ. Căn bệnh này được xem là một dạng rối loạn cấp tính thông qua trung gian IgA, ít khi ảnh hưởng đến phổi và hệ thần kinh trung ương. Cụ thể Schonlein Henoch là bệnh...
Viêm mao mạch dị ứng có tự khỏi không? Cách hay chữa bệnh tại nhà

Viêm mao mạch dị ứng có tự khỏi không? Cách hay chữa bệnh tại nhà

Viêm mao mạch dị ứng có tự khỏi không là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, viêm mao mạch dị ứng gây tổn thương các mao mạch vừa và nhỏ, để lâu có thể gây biến chứng đến hệ tiêu hóa và thận. Do vậy, phát hiện và...
Hội chứng Schonlein Henoch gây tổn thương hệ tiêu hóa, chức năng thận

Hội chứng Schonlein Henoch gây tổn thương hệ tiêu hóa, chức năng thận

Hội chứng Schonlein Henoch còn có tên gọi khác là ban xuất huyết Schonlein Henoch hoặc viêm mao mạch dị ứng, viêm mạch IgA. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý này là viêm cầu thận, suy thận. Làm thế nào để phòng tránh hội chứng Schonlein Henoch? Cùng...
Viêm mao mạch dị ứng Schonlein - Henoch thường gặp ở nhóm tuổi nào?

Viêm mao mạch dị ứng Schonlein - Henoch thường gặp ở nhóm tuổi nào?

Viêm mao mạch dị ứng Schonlein – Henoch còn có tên gọi khác là ban xuất huyết Henoch-Schonlein, viêm mạch IgA. Bệnh có thể dẫn đến thương tổn vi mạch hệ thống ở các cơ quan như: da, ruột, thận, khớp. Bệnh có nguy hiểm không và làm thế nào...
Bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em cần phát hiện sớm tránh biến chứng viêm thận

Bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em cần phát hiện sớm tránh biến chứng viêm thận

Bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em là bệnh viêm mao mạch gây tổn thương mao mạch nhỏ do lắng đọng IgA trong thành mạch. Bệnh gây ảnh hưởng đến mao mạch da, ruột, thận và khớp.
Kinh nghiệm điều trị
CHIẾN ĐẤU VỚI VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: CÂU CHUYỆN MỒ HÔI, NƯỚC MẮT VÀ TIỀN BẠC

CHIẾN ĐẤU VỚI VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: CÂU CHUYỆN MỒ HÔI, NƯỚC MẮT VÀ TIỀN BẠC

“Tôi không biết viêm mao mạch hoại tử hình thành là do nguyên nhân gì, chỉ biết rằng bệnh không có thuốc Tây đặc trị”. Đó là lời mở đầu của bạn Trần Thuật khi chia sẻ hành trình dài đằng đẵng điều trị việm mao mạch hoại tử.
NGUY HẠI BIẾN CHỨNG VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ TÁI PHÁT

NGUY HẠI BIẾN CHỨNG VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ TÁI PHÁT

Chị Vũ Thị Thuần sinh sống ở Xóm 3, Thôn Dân Hạnh, Xã Đặng Cương, An Dương, Hải Phòng mắc viêm mao mạch dị ứng từ năm 2013. Sau 2 năm chạy chữa, chân chị gần như đã khỏi hoàn toàn viêm mao mạch dị ứng. Thế nhưng chỉ một...
KHỐN KHỔ VÌ CHÂN SƯNG PHÙ, NỔI GÂN XANH, TÊ MỎI KÉO DÀI

KHỐN KHỔ VÌ CHÂN SƯNG PHÙ, NỔI GÂN XANH, TÊ MỎI KÉO DÀI

Đó là trường hợp của bác Bình 63 tuổi, sinh sống ở Mê Linh, Hà Nội. Bác Bình mắc viêm tắc tĩnh mạch nông, suy giãn tĩnh mạch khiến gân xanh nổi to, tê bì, sưng phù, đau nhức. Do công việc của bác là bán hàng nên thường xuyên...
TỐN HÀNG TRĂM TRIỆU CHẠY CHỮA VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ NHƯNG KHÔNG KHỎI

TỐN HÀNG TRĂM TRIỆU CHẠY CHỮA VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ NHƯNG KHÔNG KHỎI

Đó là trường hợp của chị Phạm Thiết, sinh sống tại Tổ dân phố 4 phường Tràng Cát, Hải An, Hải Phòng. Bệnh viêm mao mạch hoại tử là một trong những thách thức lớn trong cuộc đời chị. Hành trình chạy chữa từ đôi chân đau đớn, hoại tử...
VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI: CHUYỆN KHÔNG ĐƠN GIẢN

VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI: CHUYỆN KHÔNG ĐƠN GIẢN

Viêm mao mạch dị ứng đa phần gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, gây nhiều biến chứng tai hại như: Xuất huyết dạ dày, viêm cầu thận, thậm chí suy thận nếu không được điều trị kịp thời. Thế nhưng, bệnh viêm mao mạch dị ứng cũng không ngoại...
KHANG MẠCH LINH TRI ÂN, TẶNG QUÀ BỆNH NHÂN CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

KHANG MẠCH LINH TRI ÂN, TẶNG QUÀ BỆNH NHÂN CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Chúng tôi biết đến hoàn cảnh của chị Diệp (45 tuổi, ở Hải Phòng) nhờ sự kết nối của chị Nga. Vì xót thương cho bạn mình, chị Nga và mẹ chị Diệp (75 tuổi) đã tìm đủ mọi cách để chạy chữa chăm sóc chị Diệp hết lòng nhưng...
Bài đọc nhiều nhất
CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG NĂM 2023 -CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2024”

CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG NĂM 2023 -CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2024”

Năm 2023, nền kinh tế suy thoái ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhiều gia đình. Hiểu được nỗi lo lắng của các bệnh nhân, Khang Mạch Linh tổ chức CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG.
Bệnh động mạch ngoại vi: Đau đớn, lở loét, hoại tử chi

Bệnh động mạch ngoại vi: Đau đớn, lở loét, hoại tử chi

Bệnh động mạch ngoại vi xảy ra khi vùng động mạch bị thu hẹp dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là vùng chi dưới. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh động mạch ngoại vi và những biến chứng nguy hiểm,...
Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới gây lở loét chân do thiếu máu chi dưới

Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới gây lở loét chân do thiếu máu chi dưới

Bệnh động mạch ngoại biên là một trong những bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi. Các động mạch chủ yếu bị tắc nghẽn bao gồm động mạch đùi, động mạch khoeo, động mạch chày sau và động mạch chày trước. Bệnh thường xuất phát từ việc tích...
Cụt chân vì thiếu máu chi dưới: Làm thế nào để ngăn chặn?

Cụt chân vì thiếu máu chi dưới: Làm thế nào để ngăn chặn?

Thiếu máu chi dưới là căn bệnh thường gặp người người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp,…. Tuy nhiên, đây là căn bệnh thường bị bỏ qua ở giai đoạn sớm, dẫn đến chẩn đoán khi đã muộn, gây nhiều biến chứng. Trong đó, cắt cụt...
Bài thuốc trị thiếu máu chi dưới do viêm tắc động mạch

Bài thuốc trị thiếu máu chi dưới do viêm tắc động mạch

Viêm tắc động mạch chi là bệnh lý dẫn đến thiếu máu chi dưới. Khi lưu lượng máu và dưỡng chất không đủ để nuôi dưỡng mô tế bào sẽ khiến cho tứ chi bị thương tổn. Dưới đây là những bài thuốc Đông y quen thuộc giúp điều trị...
Kết nối qua Fanpage